Cover Image
Đóng cuốn sách này Trần Mạnh
(TranManh.htm)
đóng thư mục này Tác phẩm
Xem tài liệu Cúc
Xem tài liệu Tặng Trần Bang Cần Họa Tượng Tính Thi
Xem tài liệu Hạnh Ngộ
Xem tài liệu Vãn Quán Viên Huệ Nhẫn Quốc Sư
Xem tài liệu Đề Đông Sơn Tự
Xem tài liệu Cam Lộ Tự
Xem tài liệu Tứ Phạm Tông Mại
Xem tài liệu Nghệ-An Hành Điện
Xem tài liệu Dạ Vũ
Xem tài liệu Chẩn Mạch
Xem tài liệu Tặng Bắc Sứ Tát Chỉ Ngõa, Văn Tử Phương
Xem tài liệu Việt Giới
Xem tài liệu Xuân Nhật Nhàn Tọa
Xem tài liệu Thập Nhất Nguyệt Quá Bạc-Vịnh Sơn Hiểu Trú
Xem tài liệu Tứ Thiếu Bảo Trần Sùng Thao
Xem tài liệu Bạch-Đằng Giang
Xem tài liệu Kim Minh Trì
Xem tài liệu Nguyệt-Áng Sơn Hàn Đường
Xem tài liệu Dưỡng Chân Bình Thôn Tử Nhân Huệ Vương Trang
Xem tài liệu Độc Dịch
Xem tài liệu Tạ Bắc Sứ Mã Hợp Mưu, Dương Đình Trấn
Xem tài liệu Tạ Bắc Sứ Mã Hợp Mưu, Dương Đình Trấn (Họa Tiền Vận)
Xem tài liệu Vãn Pháp Loa Tôn Giả Đề Thanh- Mai Tự
Xem tài liệu Tống Bắc Sứ Tát Chỉ Ngõa, Triệu Tử Kỳ
Xem tài liệu Tặng Huyền Quang Tôn Giả
Xem tài liệu Giới Am Ngâm
Xem tài liệu Tương Tịch Ký Kim Sơn Thiền Sư
Xem tài liệu Nhậm Nhân Luận
Xem tài liệu Cử Thiện Ác Nhân Vật Dĩ Thị Hoàng Tử Luận

TẶNG HUYỀN QUANG TÔN GIẢ

Côn-sơn đại đạo sư,

Vị ngã tác phúc điền.

Vương thần tất quy kính,

Phật đạo tục hoàn liên.

Pháp kế Nhị tổ hậu,

Cứu cánh Uy Âm tiền.

Bất trước văn tự tướng,

Diễn thuyết Như Lai thiền.

Bản lai vô đại tiểu,

Nhậm khí tuỳ phương viên.

Cố ngã hỏa trạch trung,

Cái thị hữu túc duyên.

Thân thường pháp nhũ vị,

Thân thể giác khinh tiên (tiện).

Tất thống hốt đả phá,

Bát huyệt dữ thất xuyên.

Tương vị hữu sở đắc,

Sở đắc hà vật yên?

Tương vị vô sở đắc,

Tham học phi đồ nhiên.

Sở đắc vô sở đắc,

Dục ngữ thú nan nghiên (ngôn).

Ngôn ngữ ký nan đắc,

Thùy thụ phục tùng truyền.

Cát đằng diệc bất thiếu,

Như phọc cánh thiêm triền.

Chỉ chỉ.

Nhiên nhi bất đắc dĩ,

Đoản kệ phục trùng tuyên.

Dịch nghĩa

TẶNG HUYỀN QUANG TÔN GIẢ

Bậc thầy lớn ở Côn-sơn,

Vì ta làm ruộng phúc.

Vương hầu bề tôi, thảy đều kính trọng,

Đạo Phật, bề tôi, thảy đều kính trọng.

Đạo Phật tiếp liền mãi,

Sau khi nối pháp vị Tổ thứ hai,

Cuối cùng sẽ đứng trước Phật Uy Âm.

Không bám vào văn tự,

Mà diễn giải về thiền của Như Lai.

Xưa nay vốn không lớn không nhỏ,

Vuông hay tròn tùy theo các đồ vật.

Đoái xem trong nhà lửa của ta,

Bởi vì có duyên xưa với Phật.

Người thân từng nếm mùi sữa pháp,

Nên thân thể cảm thấy nhẹ nhàng.

Cái thùng sơn thốt nhiên bị đập vỡ,

Tám lỗ với bảy chỗ thủng.

Nếu bảo là có điều sở đắc,

Sở đắc là cái gì vậy?

Nếu bảo là không có sở đắc,

Thì việc tham thiền chẳng phải là uổng công hay sao?

Sở đắc và không sở đắc,

Muốn nói nhưng thật là khó nói.

Đã không nói nên lời,

Thì ai học và ai truyền?

Giây leo cũng chẳng ít,

Như bị trói lại quấn thêm vào.

Thôi! Thôi!

Nhưng mà bất đắc dĩ,

Lại phải tỏ bày ra bằng bài kệ ngắn.

Dịch thơ

Côn-sơn, bậc thầy lớn,

Làm "ruộng phúc" cho ta.

Vương hầu đều kính trọng,

Đạo Phật nối dài ra.

Tiếp pháp Đệ nhị tổ,

Rồi sẽ gặp Di Đà.

Chẳng nệ vào văn tự,

Nghĩa thiền vẫn nói ra.

Vốn không có lớn, nhỏ,

Tròn, vuông tùy gọi là . . .

Nhà lửa ta, nhìn lại,

Với Phật, duyên đậm đà.

Nên từng nếm sữa pháp,

Thênh nhẹ tấm thân ta.

Tám lỗ với bảy khiếu,

Thùng sơn đập vỡ ra.

Có thể nói "sở đắc",

"Sở đắc" là chi mà?

Lại nói "không sở đắc",

Tham thiền chớ bỏ qua.

Sở đắc, không sở đắc,

Muốn nói, khó nói ra.

Đã không nói ra được,

Ai học? Truyền cho ta?

Dây leo cũng chẳng it,

Như trói chằng chịt da.

Thôi thôi!

Nhưng vì bất đắc dĩ,

Kệ ngắn lại bày ra.

TRẦN LÊ VĂN