Cover Image
Đóng cuốn sách này Hồ Nguyên Trừng
(HoNguyenTrung.htm)
đóng thư mục này Tác phẩm
Xem tài liệu Nam Ông Mộng Lục Tự
Xem tài liệu Nghệ Vương Thủy Mạt
Xem tài liệu Trúc Lâm Thị Tịch
Xem tài liệu Tổ Linh Định Mệnh
Xem tài liệu Đức Tất Hữu Vị
Xem tài liệu Phụ Đức Trinh Minh
Xem tài liệu Văn Tang Khí Tuyệt
Xem tài liệu Văn Trinh Ngạch Trực
Xem tài liệu Y Thiện Dụng Tâm
Xem tài liệu Dũng Lực Thần Dị
Xem tài liệu Phu Thê Tử Tiết
Xem tài liệu Tăng Đạo Thần Thông
Xem tài liệu Tấu Chương Minh Nghiệm
Xem tài liệu Áp Lãng Chân Nhân
Xem tài liệu Minh Không Thần Dị
Xem tài liệu Nhập Mộng Liệu Bệnh
Xem tài liệu Ni Sư Đức Hạnh
Xem tài liệu Cảm Khích Đồ Hành
Xem tài liệu Điệp Tự Thi Cách
Xem tài liệu Thi Ý Thanh Tân
Xem tài liệu Trung Trực Thiện Chung
Xem tài liệu Thi Phúng Trung Gián
Xem tài liệu Thi Dụng Tiền Nhân Cảnh Cú
Xem tài liệu Thi Ngôn Tự Phụ
Xem tài liệu Thi Tửu Kinh Nhân
Xem tài liệu Thi Triệu Dú Khương
Xem tài liệu Thi Xứng Tướng Chức
Xem tài liệu Thi Thán Trí Quân
Xem tài liệu Quý Khách Tương Hoan
Xem tài liệu "Nam Ông Mộng Lục" Hậu Tự

TẤU CHƯƠNG MINH NGHIỆM

Giao Chỉ Thái Thanh cung đạo sĩ danh Đạo Thậm, Nguyên Thế Tổ Chí Nguyên gian vị Trần Thái Vương kỳ tự. Bái chương tất, nãi bạch vương viết: "Thượng đế ký doãn tấu chương, tức mệnh Chiêu Văn đồng tử giáng sinh vương cung, trú tứ kỷ". Dĩ nhi hậu cung hữu dâng, quả sinh nam, lưỡng bác thượng hữu văn viết "Chiêu Văn đồng tử", tự phả minh hiển, nhân dĩ Chiêu Văn vi hiệu. Niên trưởng, kỳ văn thủy tiêu. Chí tứ thập bát tuế, ngọa bệnh nguyệt dư. Chư tử vị chi kiến tiếu, thỉnh giảm kỷ thọ dĩ diên phụ linh. Đạo sĩ bái chương, khởi viết: "Thượng đế lãm chương, tiếu viết: hà nãi luyến tục, dục cửu lưu hồ? Nhiên kỳ tử hiếu thành, khả doãn tái lưu nhất kỷ". Bệnh nãi liệu. Hậu quả hữu thập nhị niên thọ.

Dịch nghĩa

TỜ TÂU LÊN THIÊN ĐÌNH CÓ ỨNG NGHIỆM

Ở cung Thái Thanh xứ Giao Chỉ có một người đạo sĩ tên là Đạo Thậm, vào khoảng năm Chí Nguyên đời Nguyên Thế Tổ làm lễ cầu tự cho Trần Thái  Vương. Khi đọc sớ xong, Đạo Thậm tâu với vua rằng: "Thượng đế đã chấp nhận sớ tâu, sẽ sai Chiêu Văn đồng tử giáng sinh nơi cung vua, ở đây bốn kỷ". Rồi hậu cung có mang, quả nhiên sinh con trai, trên hai cánh tay có chữ "Chiêu Văn đồng tử", nét khá rõ ràng, nhân đó lấy hiệu là "Chiêu Văn". Khi tuổi đã lớn, nét chữ mới mất đi. Đến năm 48 tuổi, Chiêu Văn bị ốm hơn một tháng. Các con của Chiêu Văn làm chay xin bớt tuổi thọ mình để kéo thêm tuổi cho cha. Đạo sĩ đọc sớ xong, đứng dậy nói: "Thượng đế xem sớ, cười rằng: sao còn quyến luyến cõi tục, muốn ở lại lâu thế? Song vì con cái thật bụng hiếu thảo, có thể cho ở thêm một kỷ nữa". Bệnh liền khỏi. Sau quả nhiên thọ thêm 12 tuổi nữa.

TUẤN NGHI