Cover Image
Đóng cuốn sách này Hồ Nguyên Trừng
(HoNguyenTrung.htm)
đóng thư mục này Tác phẩm
Xem tài liệu Nam Ông Mộng Lục Tự
Xem tài liệu Nghệ Vương Thủy Mạt
Xem tài liệu Trúc Lâm Thị Tịch
Xem tài liệu Tổ Linh Định Mệnh
Xem tài liệu Đức Tất Hữu Vị
Xem tài liệu Phụ Đức Trinh Minh
Xem tài liệu Văn Tang Khí Tuyệt
Xem tài liệu Văn Trinh Ngạch Trực
Xem tài liệu Y Thiện Dụng Tâm
Xem tài liệu Dũng Lực Thần Dị
Xem tài liệu Phu Thê Tử Tiết
Xem tài liệu Tăng Đạo Thần Thông
Xem tài liệu Tấu Chương Minh Nghiệm
Xem tài liệu Áp Lãng Chân Nhân
Xem tài liệu Minh Không Thần Dị
Xem tài liệu Nhập Mộng Liệu Bệnh
Xem tài liệu Ni Sư Đức Hạnh
Xem tài liệu Cảm Khích Đồ Hành
Xem tài liệu Điệp Tự Thi Cách
Xem tài liệu Thi Ý Thanh Tân
Xem tài liệu Trung Trực Thiện Chung
Xem tài liệu Thi Phúng Trung Gián
Xem tài liệu Thi Dụng Tiền Nhân Cảnh Cú
Xem tài liệu Thi Ngôn Tự Phụ
Xem tài liệu Thi Tửu Kinh Nhân
Xem tài liệu Thi Triệu Dú Khương
Xem tài liệu Thi Xứng Tướng Chức
Xem tài liệu Thi Thán Trí Quân
Xem tài liệu Quý Khách Tương Hoan
Xem tài liệu "Nam Ông Mộng Lục" Hậu Tự

ÁP LÃNG CHÂN NHÂN

Tống Nhân Tông thời, An Nam Lý cương thân suất chu sư phạt Chiêm Thành. Chí Thần Đầu hải khẩu phong lãng liên nhật bất đắc hàng hải. Văn cận sơn hữu đạo sĩ độc sĩ cư am trung, nãi triệu thỉnh kỳ đảo. Đạo sĩ viết: "Vương tự hữu phúc lực, thần bảo vạn nhất vô ưu. Minh nhật phát hành vật sinh nghi lự!"Dạ bán phong chỉ. Cật đán hành chí hải ngoại, viễn vọng phong lãng như sơn, chu sư sở hướng ninh tĩnh. Thời phục kiến thử đạo sĩ thủy thượng bộ hành, hoặc tiền hoặc hậu, uyển nhiên minh bạch, đãn nhân bất khả cận nhĩ.

Sư hoàn chí Thần Đầu sơn, đạo sĩ nghênh kiến. Vương hỉ tạ úy lạo. Đạo sĩ viết: "Thần tri vương phúc trọng, cố vô ưu, thử thần hựu vương nhĩ, phi thần dã". Vấn chi hương nhân, viết: "Đạo sĩ tự thử thái dược cửu bất tại am". Vương đại dị chi, phong vi "Áp lãng chân nhân". Thưởng tứ kim bạch giai bất thụ. Hậu nhập sơn khứ, bất tri sở chi.

Chân nhân tính La, vong danh, nhân giai dĩ "Áp lãng" hô chi. Nhược quan khí thê tử nhập đạo. Kỳ hậu duệ hữu La Tu giả, cử Tiến sĩ, sĩ Trần Nghệ Vương, quan chí thẩm hình viện sứ nhi tốt. Dư sở thân thức dã.

Dịch nghĩa

TIÊN ÁP LÃNG

Đời Tống Nhân Tông, vua nhà Lý nước An Nam tự mang quân, thuyển đi đánh Chiêm Thành. Khi tới cửa biển Thần Đầu, sóng gió nổi lên hết ngày này sang ngày khác, không thể vượt biển được. Vua nghe ở núi gần đấy có người đạo sĩ, một mình sống trong am, bèn cho vời đến để khấn cầu. Đạo sĩ nói: "Vua tự có phúc lực, thần cam đoan muôn một không có gì đáng lo. Ngày mai cứ việc lên đường chớ sinh lòng nghi ngại!". Nửa đêm trời dừng gió. Sáng sớm khi ra tới ngoài biển, nhìn xa thấy sóng gió cao như núi, nhưng đoàn thuyền đến đâu thì sóng gió yên lặng đến đó. Bấy giờ lại thấy vị đạo sĩ đang bước đi trên mặt nước, lúc ở đằng trước, lúc ở đằng sau, trông rất rõ ràng, duy người không thể đến gần được thôi.

Ngày quân trở về với núi Thần Đầu, đạo sĩ ra nghênh tiếp. Vua mừng và ủy lạo. Đạo sĩ nói: "Thần biết vua phúc trọng, không có gì đáng lo, ấy là nhờ thần linh giúp đỡ, chứ không phải hạ thần này". Hỏi người trong hương, đều nói: "Đạo sĩ từ dạo ấy đi hái thuốc lâu nay không thấy ở am". Vua càng lấy làm lạ, phong cho hiệu "Chân nhân đè sóng". Ban thưởng nhiều vàng lụa, nhưng đều không nhận. Sau đó vào núi, rồi không biết đi đâu.

Chân nhân họ La, không rõ tên, người ta đều dùng hiệu "Áp Lãng chân nhân" để gọi. Từ thuở tuổi xanh đã bỏ vợ con để đi vào đạo. Trong số con cháu đời sau của chân nhân có La Tu thi đỗ tiến sĩ, làm quan thời Trần Nghệ Vương đến chức Thẩm hình viện sứ, rồi mất. Người này chính tôi quen biết.

TUẤN NGHI