Cover Image
Đóng cuốn sách này Hồ Nguyên Trừng
(HoNguyenTrung.htm)
đóng thư mục này Tác phẩm
Xem tài liệu Nam Ông Mộng Lục Tự
Xem tài liệu Nghệ Vương Thủy Mạt
Xem tài liệu Trúc Lâm Thị Tịch
Xem tài liệu Tổ Linh Định Mệnh
Xem tài liệu Đức Tất Hữu Vị
Xem tài liệu Phụ Đức Trinh Minh
Xem tài liệu Văn Tang Khí Tuyệt
Xem tài liệu Văn Trinh Ngạch Trực
Xem tài liệu Y Thiện Dụng Tâm
Xem tài liệu Dũng Lực Thần Dị
Xem tài liệu Phu Thê Tử Tiết
Xem tài liệu Tăng Đạo Thần Thông
Xem tài liệu Tấu Chương Minh Nghiệm
Xem tài liệu Áp Lãng Chân Nhân
Xem tài liệu Minh Không Thần Dị
Xem tài liệu Nhập Mộng Liệu Bệnh
Xem tài liệu Ni Sư Đức Hạnh
Xem tài liệu Cảm Khích Đồ Hành
Xem tài liệu Điệp Tự Thi Cách
Xem tài liệu Thi Ý Thanh Tân
Xem tài liệu Trung Trực Thiện Chung
Xem tài liệu Thi Phúng Trung Gián
Xem tài liệu Thi Dụng Tiền Nhân Cảnh Cú
Xem tài liệu Thi Ngôn Tự Phụ
Xem tài liệu Thi Tửu Kinh Nhân
Xem tài liệu Thi Triệu Dú Khương
Xem tài liệu Thi Xứng Tướng Chức
Xem tài liệu Thi Thán Trí Quân
Xem tài liệu Quý Khách Tương Hoan
Xem tài liệu "Nam Ông Mộng Lục" Hậu Tự

MINH KHÔNG THẦN DỊ

Giao Chỉ Giao Thủy hương hữu Không Lộ tự. Tích hữu tăng tục tính Nguyễn, danh Minh Không, Tống Trị Bình gian xuất gia trú thử tự, hữu đức hạnh, phả tri danh. Nhất nhật Minh Không tòng ngoại lai, kỳ đồng phòng tăng hí ẩn môn nội, dược xuất tác  hổ thanh dĩ bố Minh Không. Minh Không tiếu viết: " Nhữ tu hành phản tác hổ da? Ngã đương cứu nhữ!". Hậu niên tăng một. Tầm Quốc vương Lý Thị sinh Thế tử, niên cơ nhược quan, hốt biến thân sinh mao, dũng dược bào hao, đầu diện tiệm biến hổ hình. Vương quảng cầu y vu tăng đạo giai vô thố thủ. Văn Minh Không hữu pháp thuật, khiển nhân thừa thuyền thỉnh lai. Minh Không dĩ tiểu oa xuy phạn, dục tự thủy thủ. Sứ giả tiếu viết: "Thủy thủ nhân đa tự hữu thực, mạc phiền thường trú". Minh Không viết: "Bất nhiên. Chúng giai thiểu ngật, kiến ngã hậu ý". Tứ ngũ thập nhân các thịnh mãn uyển, phạn diệc bất tận, nhân giai kỳ chi. Lâm vãn thượng thuyền, giới sứ giả dữ thủy thủ giai thục thụy nhất giác: "Đãi nguyệt xuất, bần tăng hoán khởi, nãi khai thuyền, bất nhiên ngã thả bất khứ". Sứ giả khẩn thỉnh bất đắc, giai yển ngọa giả mỵ, duy giác thuyền hạ phong thanh lãnh nhiên. Di thời nguyệt xuất, hô khởi, kỳ thuyền dĩ tại đô hạ loan bạc hĩ, kinh hành tam bách dư lý dã. Nãi đẳng không nhập cung trung, chử thủy dĩ tẩy Thế tử, ứng thủ mao thoái, thể toại bình phục. Vương vấn cố, đối viết: "Tu hành nhân nhất niệm mê trước sám tẩy nhi dĩ, vô nan dã". Viết: "sư đắc hà thần thông nhi năng không hành?": viết "Phi dã. Thần túc hữu phong tật, thử tật phất thời, bất kiến vạn tượng, bất tri hà giả vi không, nãi tín bộ nhĩ; phi thần thông dã". Nãi không hành hồi khứ. Tứ lại bất thụ. Vương toại tích dĩ "Thần tăng" phong hiệu, nhân dĩ Không Lộ danh kỳ tự vân. Thế tử hậu vi vương, thụy viết Thần Vương.

Dịch nghĩa

PHÉP THẦN DỊ CỦA MINH KHÔNG

Ở hương Giao Thủy nước Giao Chỉ có chùa Không Lộ. Ngày xưa có một vị sư họ tục là Nguyễn, tên là Minh Không, khoảng năm Trị Bình đời Tống xuất gia đến ở chùa này, có đức hạnh và rất nổi tiếng. Một hôm Minh Không từ ngoài về, có nhà sư cùng phòng đùa núp trong cửa, nhảy ra làm tiếng hổ kêu để dọa Minh Không cười nói: "Anh đã đi tu, lại còn muốn làm hổ ư? ta phải cứu anh mới được!". Năm sau, nhà sư kia chết. Tiếp đó, Quốc vương họ Lý sinh Thế tử, tuổi chừng hai mươi thì bỗng nhiên khắp mình mọc lông, nhảy nhót gầm thét, đầu và mặt dần dần biến thành hình hổ. Nhà vua cầu y, vu, tăng, đạo khắp nơi, nhưng đều chịu bó tay. Nghe Minh Không có phép thuật, sai người đi thuyền đến mời về. Minh Không lấy một chiếc niêu nhỏ nấu cơm, định cho thủy thủ ăn. Sứ giả cười nói: "Thủy thủ người đông, tự họ đã có cái ăn, không phiền tới thường trú". Minh Không nói: "Không phải như vậy đâu. Mọi người cứ ăn một ít đi rồi sẽ thấy hậu ý của ta". Bốn năm mươi người mỗi người xới một bát đầy, cơm vẫn không hết, ai cũng lấy làm lạ. Đến tối, khi lên thuyền, nhà sư dặn sứ giả và các thủy thủ đều nên ngủ kỹ một giấc: "Đợi lúc trăng mọc, bần tăng gọi dậy hãy mở thuyền, nếu không, ta chẳng đi nữa đâu". Sứ giả nài xin không được, mọi người đành nằm sấp giả cách ngủ, duy cảm thấy bên dưới thuyền có tiếng gió lạnh. Phút chốc trăng lên, gọi dậy, thì thuyền đã cập bến ở đô thành, vượt hơn ba trăm dặm. Nhà sư bèn nhảy lên khoảng không mà vào trong cung, nấu nước để rửa cho Thế tử, tay cọ đến đâu lông hết đến đấy, thân thể liền bình phục. Vua hỏi nguyên do, đáp rằng: "Kẻ tu hành hễ mắc niềm mê thì sám hối mà rửa đi thôi, không khó khăn gì cả". Hỏi: "Sư biết phép thần thông gì mà có thể đi trên không được?" Đáp: "Không phải vậy. Thần vốn có phong tật, bệnh này khi phát thì chẳng thấy muôn cảnh tượng, chẳng biết đâu là không, bèn cứ thế mà bước thôi; không phải thần thông gì hết". Rồi đi trên không mà về. Ban thưởng các thứ đều không nhận. Vua phong cho hiệu "Thần tăng", và nhân đó, lấy hai chữ "Không Lộ" để đặt tên chùa của sư. Thế tử về sau lên làm vua, thụy là Thần Vương.

TUẤN NGHI