Cover Image
Đóng cuốn sách này Hồ Nguyên Trừng
(HoNguyenTrung.htm)
đóng thư mục này Tác phẩm
Xem tài liệu Nam Ông Mộng Lục Tự
Xem tài liệu Nghệ Vương Thủy Mạt
Xem tài liệu Trúc Lâm Thị Tịch
Xem tài liệu Tổ Linh Định Mệnh
Xem tài liệu Đức Tất Hữu Vị
Xem tài liệu Phụ Đức Trinh Minh
Xem tài liệu Văn Tang Khí Tuyệt
Xem tài liệu Văn Trinh Ngạch Trực
Xem tài liệu Y Thiện Dụng Tâm
Xem tài liệu Dũng Lực Thần Dị
Xem tài liệu Phu Thê Tử Tiết
Xem tài liệu Tăng Đạo Thần Thông
Xem tài liệu Tấu Chương Minh Nghiệm
Xem tài liệu Áp Lãng Chân Nhân
Xem tài liệu Minh Không Thần Dị
Xem tài liệu Nhập Mộng Liệu Bệnh
Xem tài liệu Ni Sư Đức Hạnh
Xem tài liệu Cảm Khích Đồ Hành
Xem tài liệu Điệp Tự Thi Cách
Xem tài liệu Thi Ý Thanh Tân
Xem tài liệu Trung Trực Thiện Chung
Xem tài liệu Thi Phúng Trung Gián
Xem tài liệu Thi Dụng Tiền Nhân Cảnh Cú
Xem tài liệu Thi Ngôn Tự Phụ
Xem tài liệu Thi Tửu Kinh Nhân
Xem tài liệu Thi Triệu Dú Khương
Xem tài liệu Thi Xứng Tướng Chức
Xem tài liệu Thi Thán Trí Quân
Xem tài liệu Quý Khách Tương Hoan
Xem tài liệu "Nam Ông Mộng Lục" Hậu Tự

NI SƯ ĐỨC HẠNH

Thanh Lương ni sư tục tính Phạm Thị, Giao Chỉ thế lộc gia nữ xuất gia, am cư Thanh Lương sơn. Hủy phục khổ hạnh, giới luật tinh cần, tuệ giải thông sướng, thường tập thuyền định, diện mạo khốc tự La Hán, viễn cận tăng tục mạc bất kính ngưỡng, uất vi nhất quốc ni đồ tông sư, dữ chư đại đức tề danh. Hồng Vũ gian,Trần Nghệ Vương tứ hiệu Tuệ Thông đại sư. Ký lão di cư vọng Đông Sơn. Nhất nhật hốt vị kỳ đồ viết: "Ngô dục dĩ thử huyễn khu thí dữ hổ lang nhất bão". Nãi nhập thâm sơn ngột tọa, tuyệt thực tam thất nhật, hổ lang nhật hoàn cứ, mạc cảm cận. Kỳ đồ khẩn thỉnh hoàn am. Bế môn nhập định kinh nhất hạ, nãi tập chúng thuyết pháp, nhân nhi yêm nhiên tọa hóa, niên bát thập dư. Đồ tì hữu xá lị thậm đa. Quan vị kiến tháp vu bản sơn yên. Tiên thị, thường chúc đệ tử: "Ngô khứ hậu, đương phân ngô cốt, lưu thử gian ma tẩy nhân tật bệnh". Chí thu cốt thời, chúng nghị bất nhẫn, nãi tận hàm phong. Kinh túc, hốt đắc chẩu cốt tại hàm ngoại trác thượng, chúng giai dị kỳ linh nghiệm. Hậu phàm hữu nhân dĩ bệnh lai đảo, đệ tử ma thủy dữ chi nhất tầy, nạc bất ứng dũ. Kỳ thệ nguyện hoẳng thâm nãi chí như thử.

Dịch nghĩa

ĐẠO ĐỨC VÀ PHẨM HẠNH CỦA MỘT VỊ SƯ NỮ

Vị sư nữ chùa Thanh Lương họ tục Phạm Thị, là con gái của một gia đình đời đời làm quan ăn lộc ở nước Giao Chỉ, xuất gia đi tu ở am núi Thanh Lương. Sư ra thân khổ hạnh, trì giới chuyên cần, mắt tuệ thông suốt, thường ngồi thiền định, mặt mũi giống hệt như La Hán, kẻ đời người đạo xa gần không ai là không kính mộ, lừng lẫy trở thành vị tông sư của ni đồ trong một nước, tên tuổi ngang hàng với các bậc cao tăng. Khoảng năm Hồng Vũ, được Trần Nghệ Vương ban hiệu "Tuệ Thông đại sư". Lúc đã già, sư dời về ở Đông Sơn. Một hôm, sư bỗng bảo với đệ tử rằng: "Ta muốn đem tấm thân hư ảo này thi cho hổ lang một bữa no". Bèn vào ngồi xếp bằng giữa núi sâu, không ăn uống hai mươi mốt hôm, hổ lang ngày ngày tới ngồi xung quanh nhưng không dám đến gần. Đồ đệ cố mời sư trở về am. Sư đóng cửa nhập định qua một mùa hè, rồi bèn tập họp đám đệ tử lại để giảng đạo, bỗng nhiên ngồi mà hóa, tuổi ngoài tám mươi. Lúc hỏa táng có rất nhiều xá lỵ. Quan sở tại đã xây tháp cho sư ngay trên núi ấy. Trước đó, sư từng dặn các đệ tử: "Sau khi ta đi, nên chia bớt xương ta lại đây để mài rửa tật bệnh cho người đời. Đến lúc nhặt xương, mọi người bàn thấy không nỡ, bèn cho hết vào hộp phong lại. Qua một đêm, bỗng được một chiếc xương cùi tay trên bàn, bên ngoài hộp, mọi người đều ngạc nhiên về sự linh nghiệm của sư. Về sau, phàm có người mắc bệnh đến khấn cầu, đệ tử đem mài với nước cho rửa, không ai là không khỏi bệnh ngay. Sự thề nguyền của sư lớn sâu như thế đấy.

TUẤN NGHI