Cover Image
Đóng cuốn sách này Nguyễn Phi Khanh
(NguyenPhiKhanh.htm)
đóng thư mục này Tác phẩm
Xem tài liệu Tị Khấu Sơn Trung
Xem tài liệu Quan Vi Kỳ
Xem tài liệu Dữ Chương Giang Đồng Niên Trương Thái Học
Xem tài liệu Bồi Băng Hồ Tướng Công Du Xuân Giang
Xem tài liệu Hạ Kinh Triệu Doãn Nguyên Công Vi Vân Đồn Kinh Lược Sứ
Xem tài liệu Trùng Du Xuân Giang Hữu Cảm
Xem tài liệu Thu Thành Vãn Vọng
Xem tài liệu Giáp Tí Hạ Hạn, Hữu Sắc Chư Lộ Đảo Vũ, Vị Đảo Nhi Tiên Vũ
Xem tài liệu Thôn Gia Thú
Xem tài liệu Du Phật Tích Sơn Đối Giang Ngẫu Tác
Xem tài liệu Thu Nhật Khiển Hứng
Xem tài liệu Ngẫu Tác
Xem tài liệu Gia Viên Lạc
Xem tài liệu Thướng Hồ Thừa Chỉ Tông Thốc
Xem tài liệu Xuân Hàn
Xem tài liệu Kỳ Nhất - Kỳ Nhị
Xem tài liệu Tống Trung Sứ Vũ Thích Chi
Xem tài liệu Thành Trung Hữu Cảm Ký Trình Đồng Chí
Xem tài liệu Hạ Trung Thư Thị Lang
Xem tài liệu Hạ Tống, Lê, Đô Tam Ngự Sử
Xem tài liệu Phụng Chiếu Trường An Đạo Trung Tác
Xem tài liệu Thiên Trường Thí Hậu Hữu Cảm
Xem tài liệu Thôn Cư
Xem tài liệu Thu Dạ Tảo Khởi Ký Hồng Châu Kiểm Chính
Xem tài liệu Thu Trung Bệnh
Xem tài liệu Khách Xá
Xem tài liệu Tống Kinh Sứ Doãn Nguyên Công, Vi Hành Chiêu Thảo Sứ
Xem tài liệu Dụng Trịnh Sinh Lưu Biệt Vận Dĩ Biệt Chi
Xem tài liệu Du Côn Sơn
Xem tài liệu Tự Thiên Trường Phủ Phiêu Quá Hải Khẩu Ngộ Phong
Xem tài liệu Cửu Nguyệt Băng Hồ Tướng Công Tịch Thượng
Xem tài liệu Tống Hành Nhân Đỗ Tòng Chu
Xem tài liệu Hỉ Học Sỉ Trần Nhược Hư Tự Nghệ An Chí
Xem tài liệu Tống Thái Trung Đại Phu Lê Dung Trai Bắc Hành
Xem tài liệu Phụng Canh Băng Hồ Công Ký Tặng Đô Trung Cao Vận
Xem tài liệu Tạ Băng Hồ Tướng Công Tứ Mã
Xem tài liệu Họa Chu Hàn Lâm Vị Ương Tảo Triều
Xem tài liệu Thôn Cư Cảm Sự Ký Trình Băng Hồ Tướng Công
Xem tài liệu Khách Lộ
Xem tài liệu Dương Phù Nguyên Niên Đông, Dư Tự Nhị Khê Ngụ Vu Thành Nam Khách Xá, Cảm Kim Niệm Tích, Nhân Thành Bát Cú, Phụng Giản Tư Hình Đại Phu Đô Công, Kiêm Giản Chư Đồng Chí
Xem tài liệu Cửu Nguyệt Thôn Cư Độc Chước
Xem tài liệu Thu Nhật Hiểu Khởi Hữu Cảm
Xem tài liệu Bạc Nguyễn Gia Lăng
Xem tài liệu Tam Nguyệt Sơ Nhất Hiểu Khởi
Xem tài liệu Trừ Dạ Dụng Đô Lão Vận, Chư Quân Tịch Thượng Đồng Tác
Xem tài liệu Tuyên Chiếu Bãi, Biệt Vận Phó Nguyên Viêm
Xem tài liệu Hồng Châu Kiểm Chính Dĩ Dư Vận Tác Thuật Hoài Thi, Kiến Phúc, Dụng Kỳ Vận Dĩ Tặng
Xem tài liệu Hồng Châu Phúc Tiền Vận, Phục Ký Đáp Chi
Xem tài liệu Giang Hành Thứ Hồng Châu Kiểm Chính Vận
Xem tài liệu Trung Thu Cảm Sự
Xem tài liệu Nguyên Nhật Thướng Băng, Hồ Tướng Công
Xem tài liệu Sơn Thôn Cảm Hứng
Xem tài liệu Cổ Sơn Phạm Công Thị Dĩ "Tiểu Phố" Thi, Thả Đạo Chư Công Tận Dĩ Canh Họa; Dư Nhân Mộ Kỳ Trần Trung Nhi Hữu Nhàn Thích Chi Thú, Y Vận Phú Nhất Luật
Xem tài liệu Tống Thái Học Sinh Nguyên Hán Anh Qui Hồng Châu
Xem tài liệu Bệnh Trung Hoài Hồng Châu Kiểm Chính Nguyên Hán Anh "Thu Dạ" Vận
Xem tài liệu Mộ Thu
Xem tài liệu Thù Đạo Khê Thái Học "Xuân Hàn" Vận
Xem tài liệu Đề Huyền Thiên Tự
Xem tài liệu Thu Dạ Lưu Biệt Hồng Châu Kiểm Chính
Xem tài liệu Bồi Băng Hồ Tướng Công Du Xuân Giang
Xem tài liệu Thôn Cư
Xem tài liệu Tặng Đông Triều Phạm Tiên Sinh
Xem tài liệu Hoàng Giang Dạ Vũ
Xem tài liệu Hóa Thành Thần Chung
Xem tài liệu Thiên Thánh Hựu Quốc Tự Tảo Khởi
Xem tài liệu Thu Dạ
Xem tài liệu Trung Thu Ngoạn Nguyệt Hữu Hoài
Xem tài liệu Thiên Trường Chu Trung
Xem tài liệu Đông Ngàn Xuân Mộng
Xem tài liệu Thao Giang Quận Xá
Xem tài liệu Đề Tiên Du Tự
Xem tài liệu Sơn Trung
Xem tài liệu Giang Thôn Xuân Cảnh
Xem tài liệu Diệp Mã Nhi Phú
Xem tài liệu Thanh Hư Động Ký

THANH HƯ ĐỘNG KÝ

 

Hiền đạt giả chi xuất xử, kỳ động giả dĩ thiên, kỳ lạc dã dĩ thiên. Thiên giả hà? Nhất chí thanh chí hư chí đại nhi dĩ. Tứ đời thành tuế nhi bất hiển kỳ công, vạn vật mông ân nhi bất hiển kỳ tích. Phi chí thanh chí hư chí đại giả, trù nhược thị hồ?

Ngã Băng Hồ tướng công dĩ thiên chung nhạc giáng chi tài, thi thái hoàng mô, đống lương tông xã. Khoảnh tao Đại Định chi biến, hữu thanh nội nạn chi công. Tĩnh đảo huyền ư quốc mạch duyến phát chi tế, nhậm độc lực ư bang cơ niết ngột chi nhật. Thị nãi càn khôn đế tạo nhất sơ dã, phi động dĩ thiên giả năng nhược thị hồ? Cập kỳ hôn loạn chi tích tức, nhân nghĩa chi hiệu bạch, vương nghiệp kim âu, quốc gia bàn thạch, nhiên hậu Lưu Hầu, tấn Công chi chí,thủy hạo nhiên nhi bất khả át, thị hựu minh triết bảo thân chi nhất cơ dã, phi lạc dĩ thiên giả hựu năng nhược thị hồ?

Ư thị nãi tấu khất Côn Sơn hoang nhàn chi địa nhất khu, Qui vi thoái hưu chi xá. Nhị đế gia kỳ công, nhi chí vật chi đoạt, phủ dĩ tuẫn chi. Viên tướng quyết nghi, thẩm đạc hình thế. Nhất cổ ngưu ẩm, vạn phu nghĩ tập, trác u nghệ ế, sản sâm phủ hy. Ư thị ngọc tiết giả sái, trăn bạc giả tịch, dịch đồ cụ tài, đăng như lạc dịch. Bất duyệt nguyệt nhi trác trúc man sức chi công tất tế, cao giả long như, ty giả hạo như, hy dao đệ thanh, khuyên kỳ vi tú, phàm thuế tức quan du chi danh xưng bất nhất, nhi tổng tắc viết "Thanh Hư động" yên.

Ký thành, Duệ Tông hoàng đế thân lặc bi, ngạch chi động nhan. Thái thượng hoàng đế thân chế bi minh, lặc vu nham âm, giai sở dĩ tinh huân cựu, thị khuyến tưởng dã. Công triều chi thoái, thất mã Gia Lâm, biển châu Bình Than. Huề Tạ Phó du sơn chi bằng, ca Đào Tiềm "Qui khứ chi từ". Bức cân thảng dương dĩ đăng hồ nham chi thượng. Tụ yên đảo hà, cẩm bàn ỷ thư; lâm di giản ba, lục phiên hồng hãi. Lương khả y, lưu khả cúc, phương khả yết, tú khả xan. Phàm sở vị thanh lãnh chi trạng, dinh dinh chi thanh, du du nhiên nhi hư, uyên nhiên nhi tĩnh, dữ nhĩ mục tâm thần mưu giả, cái dĩ dữ minh hãnh thái hư tiếp nhi du hồ vạn vật chi biểu. Y ! vũ trụ trung gian, tạo vật giả thiết như thử chi cảnh dĩ đãi phù nhân giả diệc đa hĩ. Nhiên nhi thành công chi hội, nhược phát túng chỉ thị chi Tiêu Hà, thả giới hệ yên; tiêu phòng chí thân chi Mã Viện, do báng hủy yên, khởi thành công nhi bất năng thoái hưu giả dư? Chí nhược thập thượng cái chương chi Vĩnh Thúc, nhi tư Dĩnh chi chí vị thường, nhất niên bán bệnh chi Ôn Công, nhi tư Lạc chi tâm mạc toại, khởi thoái hưu diệc hữu đãi nhi nan tất giả dư?

Kim ngã Tướng công, kỳ thủy dã thiên ký dĩ công danh chi hội phó chi; kỳ chung dã thiên hựu dĩ tuyền thạch chi thú ủy chi, vô thành công bất thoái chi hiềm, vô thoái hữu nan tất chi thán. Thị kỳ xuất dữ xử, động dữ lạc, giai dĩ thiên dã. Cố khiểm ư tạo vật hữu dĩ đãi chi chi ý da? Nhược phù đại thần nhất thân tiến thoái hệ quốc khinh trọng, tắc quân tử cố hữu chung thân chi ưu, phi nhược bỉ phu chi sự quân giả, ký hoạn đắc hựu hoạn thất, kỳ đắc dã, thụ du hiến nịnh, vô sở bất vi; kỳ thất dã, phất nhiên viễn khứ, tâm hoài ương ương. Thử ô túc trí xỉ ư hiền đạt xuất xử chi luận da?

Ô hô! Càn khôn chi quang tễ nan thường, hào kiệt chi kinh luân hữu hội. An đắc tố tử thanh, xung bích hư dĩ tòng du ư tạo vật chi sở ngộ da?

Dịch nghĩa

BÀI KÝ ĐỘNG THANH HƯ

Trong việc "xuất", "xử" của kẻ hiền đạt, thì "xuất" là để hành động theo lẽ trời, "xử" là để tìm thú yên vui, cũng theo lẽ trời. Trời là gì? Là cái chí thanh chí hư, chí đại đó thôi! Bốn mùa thành năm mà không tỏ ra có công, vạn vật chịu ơn mà không lộ rõ dấu vết. Không phải trời là chí thanh, chí hư, chí đại, thì đâu được như thế?

Tướng công Băng Hồ của ta, lấy cái tài trời xây núi dựng để quyết định mưu lược cho nhà vua, làm rường cột cho tông xã. Khi xảy ra cuộc biến Đại Định. Người đã có công dẹp yên nội loạn. Trong lúc vận nước đương như treo trên sợi tóc, Người một mình gánh vác công việc của những ngày nước nhà điêu đứng vậy. đó chính là buổi đầu của sự xây dựng trời đất. Nếu không phải Người đã hành động theo lẽ trời thì có thể làm được như thế chăng? Đến khi tình hình hỗn loạn đã được dập tắt, hiệu quả của việc nhân, nghĩa đã tỏ rõ, vương nghiệp đã vững như âu vàng, nước nhà đã yên như bàn thạch, thì cái chí của Lưu Hầu, Tấn Công mới mạnh mẽ không có gì ngăn cản được Người nữa, đây lại là một việc để tỏ rõ sự sáng suốt của Người để giữ mình vậy. Nếu không phải Người biết tìm thú yên vui theo lẽ trời, lại có thể như thế được chăng?

Bấy giờ Người mới tâu xin một khu đất hoang ở Côn Sơn, sắp đặt cất một ngôi nhà để làm nơi lui về nghỉ ngơi. Hai đức vua khen ngợi công lao trước đây của tướng công, không ép buộc cái chí của Người, vì vậy thể theo với ý của Người. Người bèn tìm nơi thích hợp, xem xét hình thế. Một tiếng trống vang, muôn người xúm lại, phạt bụi san đồi, thế là suối nguồn được gạn trong, cỏ rác được dọn sạch, phu thợ đủ các nghề, xây đắp không nghỉ. Chưa đầy một tháng mà việc dựng cột, xây tường đều xong, chỗ cao khoáng khoát, chỗ thấp bằng phẳng, đứng xa trông chỉ thấy một mầu xanh, khu động vây bọc những cảnh kỳ lạ và đẹp đẽ, các nơi nghỉ ngơi chơi ngắm đều có đặt tên riêng, nhưng tất cả khu đó được gọi chung là "Thanh Hư động".

Sau khi làm xong, đức vua Duệ Tông tự tay làm bài bia, khắc vào trước cửa động. Đức Thái Thượng hoàng tự tay làm bài minh, khắc dưới lèn đá, ý đều là để nêu công lớn trước đây của Người, và cũng là để tỏ sự khuyến khích và khen ngợi Người vậy. Sau khi Người từ giã triều đình lui về nghỉ ngơi ở đây, Có khi rong ngựa chơi vùng Gia Lâm, có khi chèo thuyền dạo miền Bình Than. Hoặc có lúc cùng bạn như Tạ Phó đi chơi núi, hoặc có lúc hát bài từ "Qui khứ" của Đào Tiềm. Đầu bịt chiếc khăn, lững thững bên đèo. Khói ngàn, ráng đỏ, như gấm cuốn, như lụa giăng; cỏ rừng, hoa suối, hoặc mầu biếc đung đưa, hoặc mầu hồng rực rỡ. Cảnh mát dịu, trong lành, thơm đến muốn nuốt, xinh đến muốn ăn. Phàm những cái gọi là trong mát, tiếng vi vu, xa xa mà vắng không, sâu thẳm mà lặng lẽ, hợp với sự mong mỏi của tai mắt và tinh thần, đều hầu như đã hòa với bầu trời mênh mông mà vui chơi ra ngoài cõi vật. Ôi! Trong vũ trụ, tạo hoá bày ra những cảnh như thế để chờ đợi người cũng nhiều. Nhưng dịp thành công, như Tiêu Hà là người chỉ huy có tài còn bị cùm trói; Mã Viện là người có mối chí thân nơi tiêu phòng còn bị dèm pha, đó chẳng phải là họ làm nên công trạng, mà không biết con đường lui đó ư?

Đến như Vĩnh Thúc mười lần dâng xớ xin nghỉ, mà chí nhớ đất Dĩnh chưa thỏa, Ôn Công một năm ốm đến sáu tháng, mà lòng nhớ đất Lạc không nguôi, đó chẳng phải việc lui về nghỉ ngơi cũng có khi phải chờ đợi mà khó được đó ư?

Nay tướng công ta, lúc đầu trời đã giúp cho cái hội công danh; về sau lại dành cho cái thú sơn thủy, khỏi được tiếng thành công mà không biết đường lui, khỏi cái nỗi phải thở than vì lui về không được. Ấy là khi "xuất" với "xử", khi "động" với "lạc" đều là theo lẽ trời. Vậy còn phàn nàn gì về cái ý  tạo vật đã đãi người? Ôi! Thân phận một kẻ đại thần, khi tiến, khi lui, đều có quan hệ với vận mệnh của nước nhà, cho nên người quân tử vẫn ôm mối lo suốt đời, nào phải như kẻ bỉ phu thờ vua, đã lo được lại lo mất, khi được thì a dua, nịnh hót, chẳng việc gì là chẳng làm; khi mất thì hất hủi bỏ đi, trong lòng hậm hực. Như vậy, sao đáng cùng họ mà bàn việc "xuất" và "xử" của người hiền đạt được?

Than ôi ! Trời đất quang tạnh khó lường; hào kiệt kinh luân có hội. Ước gì bay bổng lên giữa khoảng trời trong mát, xanh biếc kia để cùng vui chơi ở chỗ mà tạo hoá đã sắp đặt để chờ Người?

Tháng chạp năm Giáp tí, niên hiệu Xương Phù thứ tám (1384), Nhị Khê Nguyễn Phi Khanh ghi.

TRẦN LÊ SÁNG