Cover Image
Đóng cuốn sách này Lê Quát
(LeQuat.htm)
đóng thư mục này Tác phẩm
Xem tài liệu Tống Phạm Công Sư Mạnh Bắc Sứ
Xem tài liệu Thư Hoài
Xem tài liệu Đồng Hổ
Xem tài liệu Nhạn Túc Đăng
Xem tài liệu Cưu Trượng
Xem tài liệu Đăng Cao
Xem tài liệu Bắc Giang Bái Thôn Thiệu Phúc Tự Bi Ký

BẮC GIANG BÁI THÔN THIỆU PHÚC TỰ BI KÝ

Phật thị chi họa phúc động nhân, hà kỳ đắc nhan chi thâm thả cố hĩ! Thượng tự vương công dĩ chí  thứ nhân, phàm thi ư Phật sự, tuy kiệt sở hữu, cố vô cận sắc. Cẩu kim nhật thác phó ư tự tháp, tắc hân hân nhiên như trì tả khoán thôn tịch hạng, bất lệnh nhi tùng, bất minh nhi tín, hữu nhân gia xứ tất hữu Phật tự, phế nhi phục hưng, hoại nhi phục tu, chung cổ lâu đài, dữ dân cư đãi bán. Kỳ hưng thâm dị, nhi tôn sùng thậm đại dã, Dư thiếu độc thư, chí ư cổ kim, thô diệc minh thánh nhân chi đạo, dĩ hóa tư dân, nhi tốt vị năng tín ư nhất hương. Thường du lãm sơn xuyên, túc tích bán thiên hạ, cầu sở vi học cung văn miếu, vị thường nhất kiến. Thử ngô sở dĩ thâm hữu quí ư Phật thị chi đồ viễn hĩ, triếp bộc ngô dĩ thư.

Dịch nghĩa

BÀI VĂN BIA CHÙA THIỆU PHÚC Ở THÔN BÁI, TỈNH BẮC GIANG

Nhà Phật lấy chuyện họa phúc tác động tới lòng người, sao mà cảm phục được người ta sâu và bền vậy! Trên từ vương công, dưới đến thường dân, phàm là đóng góp cho việc nhà Phật, thì dù có dốc hết tiền của, cũng không tiếc. Giá như hôm nay có gửi gắm được gì vào tháp chùa thì hớn hở như thể cầm được khế khoản trong tay, để ngày mai được báo đáp. Cho nên từ trong Kinh thành cho đến ngoài châu phủ, kể cả những nơi thôn cùng ngõ hẻm, không bảo mà người ta cứ theo, không hẹn mà người ta cứ tin; hễ nơi nào có nhà ở, là ắt có chùa chiền, bỏ rồi lại dựng, hỏng rồi lại sử, số chuông trống lâu đài chiếm gần một nửa dân cư. Đạo Phật rất dễ thịnh hành và rất được người ta tôn sùng. Ta ngày còn trẻ đi học, dốc chí vào việc cổ kim, cũng biết qua về đạo Thánh, muốn lấy đó để giáo hóa nhân dân, nhưng rốt cục chưa có thể làm cho một hướng nào tin theo cả. Ta cũng thường dạo chơi sông núi, dấu chân đã để lại trong hầu nửa thiên hạ, thế mà chưa tìm thấy một trường học hay một văn miếu nào. Chính vì vậy mà ta rất lấy làm hổ thẹn khi so sánh với tín đồ nhà Phật. bèn viết ra đây để giãi tỏ lòng ta.

TUẤN NGHI