Cover Image
Đóng cuốn sách này Lê Văn Hưu
(LeVanHuu.htm)
đóng thư mục này Tác phẩm
Xem tài liệu Nhị Trưng Luận
Xem tài liệu Ngã Việt Thuộc Đông Hán Chi Thời Luận
Xem tài liệu Tuyết Sĩ Luận
Xem tài liệu Thành Bại Luận
Xem tài liệu Thiện Vi Quốc Giả Luận
Xem tài liệu Tiền Ngô Vương Luận
Xem tài liệu Công Tội, Tư Ân Luận
Xem tài liệu Nam Tấn Vương Luận
Xem tài liệu Đinh Tiên Hoàng Luận
Xem tài liệu Nịch Tư Luận
Xem tài liệu Dĩ Lý Đức Giám Lê Luận
Xem tài liệu Thụy Luận
Xem tài liệu Ngọa Triều Thí Huynh Luận
Xem tài liệu Truy Phong Tôn Hiệu Luận
Xem tài liệu Lý Gia Sùng Phật Luận
Xem tài liệu Chính Trừ Vị Luận
Xem tài liệu Lăng Các Hiệu Luận
Xem tài liệu Xưng Hiệu Luận
Xem tài liệu Gia Tôn Hiệu Luận
Xem tài liệu Nịch Tiểu Nhân Nhi Vong Đại Sự Luận
Xem tài liệu Trừ Phục Luận
Xem tài liệu Quy Công Phật, Đạo Luận
Xem tài liệu Nhị Kỳ Bản Luận
Xem tài liệu Hiến Thú Tứ Tước Luận
Xem tài liệu Tự Phụng Luận
Xem tài liệu Dưỡng Hổ Di Hoạn Luận

LÝ GIA SÙNG PHẬT LUẬN

Lý Thái Tổ tức đế vị, phủ cập nhị niên, tông miếu vị kiến, xã tắc vị lập, tiên ư Thiên-đức phủ sáng lập bát tự, hựu trùng tu chư lộ tự quán, nhi độ kinh sư thiên dư nhân vi tăng, tắc thổ mộc tài lực chi phí bất khả thăng ngôn dã.

Tài phi thiên vũ, lực phi thần tác, khởi phi tuấn dân chi cao huyết dư? Tuấn dân chi cao huyết, khả vị tu phúc dư? Sáng nghiệp chi chủ, cung hành cần kiệm, do khủng tử tôn chi xa đãi, nhi Thái Tổ thùy pháp như thử, nghi kỳ hậu thế khởi lăng tiêu chi đổ pha, lập tước thạch chi tự trụ; Phật cung tráng lệ bội ư thần cư. Hạ giai hóa chi, chí hữu hủy hình dịch phục, phá sản đào thân. Bách tính thái bán vi tăng, quốc nội đáo xứ giai tự, kỳ nguyên khởi vô sở tự tai!

Dịch nghĩa

BÀN VỀ VIỆC NHÀ LÝ SÙNG PHẬT

Lý Thái Tổ lên ngôi mới được hai năm, tông miếu chưa dựng, xã tắc chưa xây mà trước hết đã dựng tám ngôi chùa ở phủ Thiên-đức, lại sửa chữa chùa quán ở các lộ, cấp độ điệp cho hơn một nghìn sư sãi ở kinh đô. Thế thì tiêu phí sức lực của cải cho việc xây chùa, làm tháp biết bao nhiêu mà kể.

Của cải chẳng phải là trời mưa cho, sức lực chẳng phải thần làm cho, như thế há chẳng phải là khơi vét máu mở của dân ư? Khơi vét máu mỡ của dân có thể gọi là tu phúc được chăng? Bậc vua sáng nghiệp tự mình cần kiệm còn lo con cháu ngày sau xa xỉ lười nhác, huống chi Thái Tổ nêu gương như thế, trách gì con cháu đời sau chẳng xây tháp cao ngút trời, trồng cột chùa đá chạm; chùa Phật lộng lẫy hơn cung vua. Người dưới học theo, có kẻ hủy hoại thân thể, thay đổi cách ăn mặc, bỏ sản nghiệp, trốn thân thích. Dân quá nửa là sư sãi, khắp nước chỗ nào cùng chùa chiền, nguồn gốc há chẳng phải từ đó mà ra sao?

CAO HUY GIU - BĂNG THANH