Cover Image
Đóng cuốn sách này Trần Tung
(TranTung.htm)
đóng thư mục này Tác phẩm
Xem tài liệu Kiến Giải
Xem tài liệu Dưỡng Chân
Xem tài liệu Thủ Nê Ngưu
Xem tài liệu Phỏng Tăng Điền Đại Sư
Xem tài liệu Vấn Phúc Đường Đại Sư Tật
Xem tài liệu Hý Trí Viễn Thiền Sư Khán Kinh Tả Nghĩa
Xem tài liệu Điệu Tiên Sư
Xem tài liệu Thị Chúng
Xem tài liệu Thị Học
Xem tài liệu Ngẫu Tác
Xem tài liệu Giản Để Tùng
Xem tài liệu Xuất Trần
Xem tài liệu Chí Đạo Vô Nan
Xem tài liệu Tâm Vương
Xem tài liệu Phóng Ngưu
Xem tài liệu Đề Tinh Xá
Xem tài liệu Ngẫu Tác
Xem tài liệu Chiếu Thân
Xem tài liệu Tự Tại
Xem tài liệu Thị Tu Tây Phương Bối
Xem tài liệu Thoát Thế
Xem tài liệu Giang Hồ Tự Thích
Xem tài liệu Thị Đồ
Xem tài liệu An Định Thời Tiết
Xem tài liệu Nhập Trần
Xem tài liệu Vạn Sự Quy Như
Xem tài liệu Thế Thái Hư Huyễn
Xem tài liệu Họa Huyện Lệnh
Xem tài liệu Họa Hưng Trí Thượng Vị Hầu
Xem tài liệu Tụng Thánh Tông Đạo Học
Xem tài liệu Giang Hồ Tự Thích
Xem tài liệu Vật Bất Năng Dung
Xem tài liệu Thướng Phúc-Đường Tiêu Dao Thiền Sư (Tịnh Dẫn)
Xem tài liệu Phúc-Đường Cảnh Vật
Xem tài liệu Tặng Thuần Nhất Pháp Sư
Xem tài liệu Khuyến Thế Tiến Đạo
Xem tài liệu Thị Chúng
Xem tài liệu Trụ Trượng Tử
Xem tài liệu Tự Đề
Xem tài liệu Đốn Tỉnh
Xem tài liệu Thoái Cư
Xem tài liệu Phật Tâm Ca
Xem tài liệu Phóng Cuồng Ngâm
Xem tài liệu Sinh Tử Nhàn Nhi Dĩ
Xem tài liệu Phàm Thánh Bất Dị
Xem tài liệu Mê Ngộ Bất Dị
Xem tài liệu Trì Giới Kiêm Nhẫn Nhục
Xem tài liệu Trừu Thần Ngâm
Xem tài liệu Trữ Từ Tự Cảnh Văn
Xem tài liệu Đối Cơ
Xem tài liệu Tụng Cổ
Xem tài liệu Tịnh Bang Cảnh Vật

TRÌ GIỚI KIÊM NHẪN NHỤC

Vô thường chư pháp hành,

Tâm nghi tội tiện sinh.

Bản lai vô nhất vật,

Phi chủng diệc phi manh.

 

Nhất nhật đối cảnh thời,

Cảnh cảnh tòng tâm xuất.

Tâm cảnh bản lai vô,

Xứ xứ ba-la-mật.

 

Khiết thảo dữ khiết nhục,

Chủng sinh các sở thực.

Xuân lai bách thảo sinh,

Hà xứ kiến tội phúc?

 

Trì giới kiêm nhẫn nhục,

Chiêu tội bất chiêu phúc.

Dục tri vô tội phúc,

Phi trì giới nhẫn nhục.

 

Như nhân thượng thụ thì,

An trung tự cầu nguy.

Như nhân bất thượng thụ,

Phong nguyệt hà sở vi?

Dịch nghĩa

TRÌ GIỚI VÀ NHẪN NHỤC

Tất cả mọi hiện tượng đều luôn luôn biến diệt,

Khi "tâm" đã ngờ thì "tội" liền sinh ra.

Xưa nay không có một vật nào hết thảy,

Chẳng có gốc cũng chẳng có mầm để cho chúng xuất hiện.

 

Hàng ngày khi ta đối diện với ngoại cảnh,

Thì cảnh này cảnh nọ đều từ tâm sinh ra,

"Tâm" và "cảnh" vốn đều là không,

Khắp nơi đều là ba-la-mật.

 

Ăn thịt và ăn cỏ,

Chúng sinh loài nào có thói quen của loài đó.

Như mùa xuân đến, trăm hoa cỏ sinh sôi,

Có chỗ nào nhìn thấy tội hay phúc đâu?

 

Trì giới và nhẫn nhục,

Chỉ chuốc tối chứ không chuốc phúc.

Muốn biết không tội phúc,

Thì đừng trì giới, nhẫn nhục.

 

Như khi người trèo lên cây,

Là đang trong bình an lại tự tìm lấy nguy hiểm.

Nếu người ta không trèo cây,

Thì gió lay, trăng dọi, có làm gì được.

Dịch thơ

Mọi pháp đều biến diệt,

Tâm ngờ tội liền sinh.

Xưa nay không một vật,

Mầm mống hỏi đâu thành?

 

Ngày ngày khi đối cảnh,

Cảnh cảnh từ tâm ra.

Cảnh, tâm không có thật,

Chốn chốn bà-la-mật.

 

Ăn thịt và ăn cỏ,

Chúng sinh từng loài đó.

Xuân về cây cỏ sinh,

Họa phúc nào đâu có?

 

Trì giới và nhẫn nhục,

Chuốc tội chẵng chuốc phúc.

Muốn biết không tội phúc,

Đừng trì giới nhẫn nhục.

 

Như khi người leo cây,

Đang yên bỗng tìm nguy.

Không trèo lên cây nữa,

Trăng gió làm gì được?

HUỆ CHI