Cover Image
Đóng cuốn sách này Đồng Kiên Cương
(DongKienCuong.htm)
đóng thư mục này Tác phẩm
Xem tài liệu Nhập Tục Luyến Thanh Sơn
Xem tài liệu Thị Tịch
Xem tài liệu Tán Tuệ Trung Thượng Sĩ
Xem tài liệu Khuyến Xuất Gia Tiến Đạo Ngôn
Xem tài liệu Trúc Lâm Đại Tôn Giả Thượng Tọa Thính Sư Thị Chúng
Xem tài liệu Thượng Thừa Tam Học Khuyên Chúng Phổ Thuyết
Xem tài liệu Yếu Minh Học Thuật

YẾU MINH HỌC THUẬT

Nhược học giả, tiên án kinh pháp nhi hậu tu hành dã. Kinh hữu ngũ vị, pháp hữu tứ pháp. Ngũ vị giả: sơ tư lương vị, thị thập tín; nhị gia hành vị, thị thập trú; tam kiến đạo vi, thị thập hành; tứ tu đạo vị, thị thập hồi hướng; ngũ cứu cánh vị, thị thập địa. Pháp hữu tứ pháp: sơ trạch hữu, nhị văn đạo, tam thủ đạo, tứ chứng đạo.

Sơ tư lương vị thị tổng phúc điều; hậu tứ vị, thị biệt tu hành dã. Tứ vị phối tứ pháp dã.

Sơ trạch hữu pháp giả, hữu  nhị: sơ bất khả thân cận; hậu khả thân cận. Bất khả thân cận giả, tăng hữu tứ si: nhất tham tăng, nhị ác tăng, tam hư vọng tăng, tứ bất tín tâm tăng. Sư hữu tứ quá:  nhất tà sư, nhị ngoại đạo sư, tam tật đố sư, tứ tiểu tâm sư. Hữu hữu tứ liệt: nhất chấp Tiểu thừa pháp, nhị tham cầu phúc báo, tam trước nhân ngã tướng, tứ vô trí tuệ tâm. Thử đẳng bất khả thân cận giả.

Tăng hữu lục hòa: thân hòa đồng trú, khẩu hòa vô tránh, ý hòa vô vi, kiến hòa đồng giải, giới hòa đồng tu, lợi  hòa đồng quân. Sư hữu tứ chính: nhất chính tông sư, nhị chính tâm sư, tam chính hành sư, tứ chính ngữ sư. Hữu hữu tứ thắng: nhất học Đại thừa, nhị bác lãm kinh điển, tam vô ích tương gián, tứ hữu nạn tương phù. Thử đẳng khả thân cận, tức gia hành vị.

Nhị văn đạo pháp giả, nhân thân cận sư hữu, đắc ngộ chính tông, xả ly pháp tướng, thường thủ nội tâm, tức kiến đạo vị.

Tam thủ đạo pháp giả, ký ngộ chính tông, tắc trạch cảnh nhi trú. Cảnh: ác  sơn, ác thủy, bất khả trú; Cảnh cụ tứ duyên: nhất thủy, nhị hỏa, tam lương, tứ thái; thị cụ tứ duyên. Hựu vân: Cảnh bất cận nhân gian, bất viễn nhân gian; cận tắc huyên náo, viễn tắc vô nhân hộ trì. Thử cảnh khả trú. Trú tắc tức nghiệp, dưỡng thần, chủng trí. Bát nhã tâm hữu ký tính, trường dưỡng thánh thai, tắc chứng đạo dã, tức cứu cánh vị. Pháp tắc viên mãn đạo pháp, thử nãi siêu phàm nhập thánh hĩ.

Kháp hoa kinh vân:  An lạc hạnh phẩm, dẫn A-hàm thuyết: viễn tứ ác hữu, nhiếp tứ thiện hữu. Viễn tứ ác hữu giả: nhất như thân cận ác hữu, úy nhi phục chi, thực vô thân ý; nhị, mỹ ngôn ác hữu, ngôn thuận ý vi; tam kính thuận ác hữu, tâm tuy kính thuận nhiên ư sở tác thiện ác, giai tòng vô tương gián tâm; tứ đồng sự ác hữu, ví ác sự kiện  hoặc đồng ẩm tửu, bác hí, dâm dật, ca vũ đẳng.....

Nhiếp tứ thiện hữu giả; nhất chỉ phi thiện hữu, ác sự tương chỉ; nhị từ mẫu thiện hữu, khổ sự tương lân; tam lợi nhân thiện hữu, lạc sự tương dữ; tứ đồng sự thiện hữu, thiện sự tương đồng.

Kim kiến học giả, vị văn đạo, tự xưng tu đạo, tu hà đạo hồ? Cổ đức vân: thực đắc sổ hĩnh thái, xưng đạo tổ sư trai. Hựu vân: như ngưu chung thân thực thảo, hà tằng thành Phật da. Cố Tuệ Trung vân:

Khiết thảo dữ khiết nhục;

Chúng sinh các sở thuộc,

Xuân lai bách thảo sinh.

Như hà kiến tội phúc?

Lý Nguyên vân: Tam thập niên lai tầm kiếm khách; thị cầu văn đạo nhi hậu tu đại hĩ.

Thả sư giả, lưu phương "tứ thất"; tục diệm "nhị tam". Túng dương kỳ tông; đắc viên ngộ chỉ. Nhật nhật đàm thiền thuyết pháp, vô nhất pháp nhi khả đắc; xứ xứ tiếp vật lợi sinh, phi chúng sinh nhi bất lợi. Hành khán thạch ngưu hống nguyệt; trú thính mộc mã tê phong. Tọa ỷ một ảnh thụ tiền; ngọa tức vô phùng tháp nạp. Thục năng thám tích kỳ nhai sĩ tai! Chư sơn lâm kinh vân: "Triều thị Thiền tông giả, nhược phùng ngôn ngoại chi chỉ, bất thiệp kiến văn, vật trệ cú trung chi huyền, nhàn khai nghĩ nghị, nhiên hậu năng hướng tông môn trung hạ đắc nhất chuyển ngữ, tức hứa nhữ bả thủ đồng hành. Bất nhiên, thả tác đố ngư thư nhất đẳng quan nhĩ".

Dư tuy hữu đầu châm chi giới, ngẫu hoạch bảo thư, tâm vô thổ phượng chi tài; lạm biên thánh tích. Bằng tư phiến thiện, phụng đáp tứ ân, đa sinh phấn cốt, nhi võng cực hiệu thiên, nhất cú tiềm thần nhi phổ thành chính giác.

Y!

Kiếm vị bất bình khai bảo hạp,

Dược nhân liệu bệnh xuất kim âu.

Kệ viết:

Ma cường pháp nhược đạo hà cô!

Phật tổ ân cần tác viễn đồ.

Duy hữu huyền ngôn vi quỹ phạm,

Thuỳ năng thức giả giải hành vô.

Dịch nghĩa

CÁCH HỌC CẦN SÁNG TỎ

Đối với người học, trước tiên là xét khảo kính pháp, sau mới tu hành. Kinh có năm bậc, pháp có bốn phép. Năm bậc ấy là: Đầu tiên là bậc tư lương tức thập tín; thứ hai là bậc gia hành tức thập trú; thứ ba là bậc kiến đạo tức thập hành; thứ tư là bậc tu đạo tức thập hồi hướng; thứ năm là bậc cứu cánh tức thập địa. Pháp có bốn phép: Một là chọn bạn, hai là nghe đạo, ba là giữ đạo và bốn là chứng đạo.

Bậc đầu tiên  tư lương vị tức là cái nền của  mọi việc phúc đức chung. Còn bốn bậc sau dành riêng nói về từng việc tu hành. Bốn bậc này sánh với bốn phép.

Thứ nhất là phép chọn bạn, gồm có hai: đầu tiên là không thể gần gũi, sau là có thể gần gũi. Không thể gần gũi thì, về tăng có bốn hạng tăng si: một là tăng tham lam, hai là tăng độc ác, ba là tăng càn rỡ và bốn là tăng không có lòng tin. Về sư có bốn hạng sư tội lỗi: một là sư không chính đính, hai là sư ngoại đạo, ba là sư ghen tị và bốn là thận trọng cung kính. Về bạn có bốn loại kém: một là theo phép Tiểu thừa, hai là tham cầu phúc quả, ba là phân biệt ta và người; bốn là không có cái tâm trí tuệ. Những hạng người như vậy là không thể gần gũi được.

Về tăng có sáu hòa: thân hòa cùng ở; miệng hòa không cãi; ý hòa không trái; kiến hòa cùng  tỏ bày; điều răn hòa cùng tu; điều lưọi hòa cùng chia sẻ. Về sư có bốn chính: một là sư chính tông, hai là sư chính tâm, ba là sư chính hành vi và bốn là sư chính ngôn ngữ. Về bạn có bốn loại hơn mình:  Một là học Đại thừa; hai là đọc rộng kinh điển; ba là khuyên can điều vô ích và bốn là giúp nhau trong khó khăn hoạn nạn. Đó là những hạng người có thể gần gũi, cũng gọi là vào bậc gia hạnh vậy.

Thứ hai là phép nghe đạo: Nhờ gần gũi thầy bạn, được giác ngộ chính tông, rời bỏ tưởng pháp hằng ngày giữ vững cái tâm bên trong. Như thế là đến bậc kiến đạo vậy.

Thứ ba là phép giữ đạo: Khi đã giác ngộ chính tông thì chọn cảnh mà  trụ trì. Cảnh ác sơn, ác thủy không thể ở. Cảnh phải đủ bốn duyên: một là nước, hai là lửa, ba là lương ăn, bốn là rau quả, như vậy là đủ bốn duyên. Lại có câu dạy: Cảnh không gần nhân gian, không xa nhân gian; gần thì ồn  ào, xa thì không người hộ trì. Cảnh như thế thì có thể trụ trì.

Đã trụ trì thì tắt mọi nghiệp, nuôi dưỡng tinh thần, vun trồng trí tuệ. Tâm bát nhã co ký tính nuôi dưỡng lâu dài mầm thánh thiện thì sẽ được chứng đạo. Như vậy cũng là lên bậc cứu cánh vậy. Về pháp thì viên mãn mọi đạo pháp. Lúc ấy là đã vượt lên trên người thường mà vào bậc thánh vậy.

Kinh Pháp  hoa trong mục An lạc hạnh phẩm dẫn một câu của kinh A-hàm: "Xa bốn bạn xấu, đi sát bốn bạn tốt". Xa bốn bạn xấu: một là gần gũi bạn xấu, sợ mà theo, thực lòng không có ý thân; hai là nói cho đẹp lòng bạn xấu, lời thuận theo mà ý chống lại; ba là tính chiều bạn xấu, lòng kính chiều, thấy điều lành điều dữ của chúng đều vâng theo không tỏ ý can ngăn; bốn là cùng hùa theo bạn xấu, làm điều ác hoặc cùng nhau rượu chè, cờ bạc, trai gái, xướng ca. Đi sát bốn bạn tốt: một, bạn tốt ngăn cản điều sai trái, nghĩa là khi gặp điều ác thì cùng  khuyên can nhau; hai, bạn tốt từ mẫn, nghĩa là gặp điều khổ ải, thường cứu đỡ nhau; ba, bạn tốt  làm điều lợi chung, nghĩa là khi có việc vui cùng san sẻ; bốn, bạn tốt cùng làm việc với nhau, nghĩa là khi có việc thiện thì cùng chung tay đóng góp. Nay thấy có kẻ học nhưng chưa "nghe đạo" đã vội xưng là tu đạo. Thế thì tu đạo gì vậy? Bậc cổ đức từng nói: "Ăn được một vài cuống rau đã tự cho là ăn chay theo đạo tổ". Ngài lại dạy: " Như con trâu trọn đời ăn cỏ, có bao giờ thành Phật được đâu?". Cho nên, ngài Tuệ Trung có câu:

Ăn thịt hay ăn cỏ,

Chúng sinh từng loài đó.

Xuân về trăm cỏ sinh,

Họa phúc nào đâu có!

Lý Nguyên nói: "Ba mươi năm nay tìm kiếm khách"; ý nói, tìm người để nghe đạo rồi sau mới tu đạo được.

Mặt khác, gọi là sư, chính là người để tiếng thơm trong số hai mươi tám tổ Tây phương, nối dõi ngọn đèn của sáu tổ Đông độ, mở rộng tông phái, đạt tới sự trọn vẹn theo tôn chỉ. Hàng ngày bàn thiền thuyết pháp không một pháp nào cho qua, đến đâu cũng tiếp vật lợi sinh, không một chúnh sinh không lợi. Đi thì xem  trâu đá rống trăng, dừng thì  nghe ngựa gỗ hí gió. Ngồi dựa vào thân cây không bóng râm, nằm nghỉ không khoác áo cà sa, nào ai có thể dò biết nơi cặp bến bờ được!

Kinh Chư sơn lâm nói rằng: "Kẻ Thiền tông trong triều ngoài chợ, nếu có gặp những lời nói ngoài tôn chỉ, không qua sự hiểu biết từng trải của mình, thì chớ sa vào cái mù mịt của câu chữ. Hãy thong thả đưa ra bàn luận, hướng dẫn vào nội dung tông phái để cuối cùng hạ được một câu làm xoay chuyển chiều hướng. Tức thì cùng ngươi dắt tay dạo bước. Bằng không, chỉ tổ làm một bầy mọt sách mà thôi".

Ta tuy có duyên kim cải, tình cờ bắt gặp sách quý, thẹn mình không có tài nhả phượng, lạm ghi chép lại dấu thánh. Với chút việc thiện nhỏ này mong đền đáp tứ ân; dù nhiều lần xương tan thịt nát cũng không thể đền đáp được công ơn như trời cao lồng lộng. Một câu ẩn sâu thần ý, phổ thuyết ra dễ thành chính giác:

Ôi!

Gươm bởi bất bình gươm tuốt vỏ,

Thuốc vì trị bệnh thuốc rời ân.

Kệ rằng:

Ma mạnh pháp hèn thế đạo cô,

Đằng xa, Phật tổ bảo ban cho.

Lẽ huyền chỉ có lời kinh pháp,

Thức giả, nào hay hành giải vô.

LÊ HỮU NHIỆM