Cover Image
Đóng cuốn sách này Hồ Nguyên Trừng
(HoNguyenTrung.htm)
đóng thư mục này Tác phẩm
Xem tài liệu Nam Ông Mộng Lục Tự
Xem tài liệu Nghệ Vương Thủy Mạt
Xem tài liệu Trúc Lâm Thị Tịch
Xem tài liệu Tổ Linh Định Mệnh
Xem tài liệu Đức Tất Hữu Vị
Xem tài liệu Phụ Đức Trinh Minh
Xem tài liệu Văn Tang Khí Tuyệt
Xem tài liệu Văn Trinh Ngạch Trực
Xem tài liệu Y Thiện Dụng Tâm
Xem tài liệu Dũng Lực Thần Dị
Xem tài liệu Phu Thê Tử Tiết
Xem tài liệu Tăng Đạo Thần Thông
Xem tài liệu Tấu Chương Minh Nghiệm
Xem tài liệu Áp Lãng Chân Nhân
Xem tài liệu Minh Không Thần Dị
Xem tài liệu Nhập Mộng Liệu Bệnh
Xem tài liệu Ni Sư Đức Hạnh
Xem tài liệu Cảm Khích Đồ Hành
Xem tài liệu Điệp Tự Thi Cách
Xem tài liệu Thi Ý Thanh Tân
Xem tài liệu Trung Trực Thiện Chung
Xem tài liệu Thi Phúng Trung Gián
Xem tài liệu Thi Dụng Tiền Nhân Cảnh Cú
Xem tài liệu Thi Ngôn Tự Phụ
Xem tài liệu Thi Tửu Kinh Nhân
Xem tài liệu Thi Triệu Dú Khương
Xem tài liệu Thi Xứng Tướng Chức
Xem tài liệu Thi Thán Trí Quân
Xem tài liệu Quý Khách Tương Hoan
Xem tài liệu "Nam Ông Mộng Lục" Hậu Tự

"NAM  ÔNG MỘNG LỤC" HẬU TỰ

Nam Ông mộng lục giả, kim Công bộ tả thị lang Lê công sở tác dã. Công tự Mạnh Nguyên, Nam Ông kỳ biệt hiệu dã. Công Nam Giao chi cự phách, tân hưng thiên triều, cửu mộc thanh hoa, dĩ kỳ tài thạc đức, thụ tri liệt thánh, lũy thiên chí Á khanh, thực kỳ ngộ dã.

Công văn chương chính sự lưỡng tế kỳ mỹ. Mỗi ư công dư chi khoảnh, truy niệm cựu nhật hiền vương lương tá chi hành sự, quân tử thiên nhân chi xử tâm, trinh phi liệt phụ chi tháo tiết, truy lưu vũ khách chi kỳ thuật, dữ phù ỷ lệ chi cú, u quái chi thuyết, khả dĩ truyền thị ư hậu giả, cụ tái thành biên, danh viết Nam Ông mộng lục.

Dư dữ ông hữu hương khúc chi hảo, nhất nhật dĩ tư lục kiến thị, nãi biến duyệt chi, nhân nhi ngôn viết: "Địa hữu viễn cận, nhi sở đồng giả, thử tâm; tâm hữu bỉ ngã, nhi sở đồng giả, thử lý. Dĩ thiên hạ chi đại nhi ngôn chi, Giao Nam nãi toát nhĩ chi thiên phương, cố bất cảm dữ Trung Quốc xỉ. Dĩ lục trung sở tái giả nhi luận chi, kỳ tu thân thế hạnh, trì tâm tháo tiết, hựu hà dị ư Trung Quốc chi sĩ quân tử tai! Thi viết: "Dân chi bỉnh di, hiếu thị ý đức", kỳ dĩ thử dư? Tuy nhiên, tiền nhân chi gia ngôn ý hành túng đa, nhiên phi Công chi hiếu thiện hữu thành, cố bất năng lạc văn nhi trước chi ư tâm hung chi gian. Kim dã, bất đồ văn chi nhi dĩ, nhi hựu bút chi ư thư, sử tiền nhân yên một chi dư, nhất đán ngôn hành chương chương nhiên biểu bộc ư thế. Nhược dư chi hậu sinh văn học, ư sự hữu sở vị văn giả, diệc đắc nhất lãm nhi tri chi, phỉ duy tiền nhân chi hạnh, nhi diệc dư chi nhất hạnh dã". Thị lục túc dĩ tư kiến văn, nãi mệnh tú tử, dĩ quảng kỳ truyền, tỉ lãm giả tri nhân nhân chi dụng tâm, nhi diệc dĩ kiến hà phương chi đa tài dã dư.

Lễ bộ Thượng thư Hồ công ký vi tự dẫn, dư cô chí tuế nguyệt vu hậu vân.

Chính Thống thất niên, tuế tại Nhân tuất, ngũ nguyệt trung cán, Á trung đại phu, Phúc Kiến đẳng xứ Thừa tuyên bố chính sứ ty hữu tham chính, Giao Nam Tống Chương thư.

Dịch nghĩa

BÀI TỰA SAU CỦA TẬP "NAM ÔNG MỘNG LỤC"

Tập Nam Ông mộng lục này do Lê Công (Lê Trừng) hiện đang giữ chức Công bộ tả thị lang làm ra. Ngài là một trang cự phách của đất Nam Giao, được thiên triều tiếp đón, tắm gội tinh hoa đã lâu, nhờ có tài cao đức rộng mà được các bậc thánh hoàng biết tới, thăng mãi lên tới chức Á khanh, thật là duyên kỳ ngộ vậy.

Ở ngài, văn chương và chính sự đều hoàn hảo cả hai. Thường những lúc việc quan rảnh rỗi, hay tưởng nhớ lại các chuyện đã qua, nào việc làm của vua hiền tôi giỏi, nào nếp nghĩ của quân tử thiện nhân, nào tiết tháo của những người đàn bà trinh liệt, nào phép lạ của những kẻ đạo sĩ tăng nhân, cùng các vần thơ đẹp đẽ, các câu chuyện ly kỳ, phàm có thể truyền lại cho người đời sau, ngài đều chép hết thành sách, đặt tên là Nam Ông mộng lục.

Tôi với ngài vốn là chỗ quê hương quen biết, một hôm ngài mang tập sách này đưa cho tôi xem. Tôi đọc hết một lượt, bất giác thốt lên rằng : "Đất tuy có chỗ xa chỗ gần, nhưng vẫn có điểm giống nhau, ấy là tấm lòng; tấm lòng tuy có của ta của người, những vẫn có điểm giống nhau, ấy là lẽ phải. Lấy cái lớn trong thiên hạ mà nói, thì Giao Nam chẳng qua là một nước nhỏ xa xôi không dám sánh với nước lớn. Nhưng cứ theo những điều ghi chép trong tập sách này mà bàn, thì việc tu thân sửa nết, việc giữ lòng giữ tiết nào có khác gì với các bậc sĩ phu nhân tử ở Trung Quốc đâu! Kinh thi có câu: "Dân theo lẽ thường, ham cái đức tốt", phải chăng là để nói lên điều đó? Tuy vậy, cho dù những lời hay việc tốt của người xưa có nhiều đi nữa, nhưng giả sử ngài không thật lòng thích điều thiện, thì cũng không thể nào say sưa nghe và khắc ghi vào lòng mình được. Ở đây trái lại, không chỉ nghe mà thôi, ngài còn đem các điều đó chép vào sách để cho lời nói và việc làm của người xưa trong bấy lâu bị mai một, nay bỗng chốc được trình bày rõ ràng ra cõi đời. Đến như tôi là kẻ sinh sau học muộn, nhiều việc chưa được nghe, đọc qua sách này cũng được biết cả. Đây không chỉ là cái may của người xưa, mà còn là cái may của thân tôi nữa".

Vì tập sách có thể giúp cho chúng ta những kiến thức, nên đã cho khắc in để truyền bá rộng rãi, khiến cho người xem biết được dụng ý của đấng nhân giả, và qua đó cũng thấy thêm rằng phương xa vẫn có lắm nhân tài.

Quan Thượng thư Bộ lễ là Hồ Công (Hồ Huỳnh)đã làm bài tựa dẫn, tôi tạm ghi năm tháng vào sau.

Trung tuần tháng năm, năm Nhân tuất, tức năm thứ VII niên hiệu Chính Thống (1442).

Á trung đại phu, Phúc Kiến đẳng xứ Thừa tuyên bố chính ty hữu tham chính, Giao Nam Tống Chương viết.

TUẤN NGHI