Cover Image
Đóng cuốn sách này Khuyết Danh
(KhuyetDanh20.htm)
đóng thư mục này Tác phẩm
Xem tài liệu Hà Ô Lôi Truyện
Xem tài liệu Hồng Bàng Thị Truyện
Xem tài liệu Nhất Dạ Trạch Truyện
Xem tài liệu Man Nương Truyện
Xem tài liệu Bạch Trĩ Truyện

NHẤT DẠ TRẠCH TRUYỆN

Hùng Vương truyền chí tam thế vương, sinh đắc nhất nữ danh Tiên Dung Mỵ nương, niên thập bát, dung mạo tú lệ, bất nguyện giá phu, hiếu hành hu hí, lạc tuần thiên hạ, vương bế nhi hứa chi. Mỗi niên nhị tam nguyệt gian, trang tải thuền sưu, phù du hải ngoại, lạc nhi vong phản.

Thời giang biên Chử Xá hương hữu Chử Vi Vân sinh Đồng Tử, phụ tử nhị nhân tính bản từ hiếu. Gia ngộ hỏa tai, tài vật khánh tận, duy dư nhất bố khóa, phụ tử xuất nhập hỗ tương ý chi. Cập phụ lão bệnh vị Đồng Tử viết: "Phụ tử tắc lõa nhi táng chi, lưu khóa dữ nhữ, thứ miễn quí sỉ". Cập tốt, dĩ khóa liệm táng, Đồng Tử thân thể lõa lộ, đống nỗi vô liêu. Khứ tựu giang biên trì can điếu ngư, mỗi vọng kiến thương cổ chi thuyền, tắc lập thủy trung hành khất.

Bất ý Tiên Dung thuyền thốt chí. Văn kỳ chung cổ quản thược chi thanh, kiến kỳ nghi trượng vũ mao chi thịnh, Chử Đồng Tử kinh bố, vô sở đào tế. Phù sa trung hữu lô vi nhất tùng phù sơ tam tứ châu, nãi tị ẩn kỳ trung, bả sa thành huyệt dĩ tàng thân, phục dĩ sa phú kỳ thượng. Khoảnh khắc chi gian, Tiên Dung chi thuyền cự chí, nãi trú vu thử, du thứ sa thượng, toại mệnh dĩ mạn trù vi lô vi tùng vi mộc dục chi xứ. Tiên Dung nhập man trù trung giải y mộc dục, quán thủy nhi sa tự tán, lộ xuất Đồng Tử thân.Tiên Dung kinh chi, nhận chi lương cửu tri kỳ vi nam tử. Tiên Dung viết: "Ngã bất nguyện giá phu. Kim tương ngộ thử nhân, lộ cư đồng huyệt, thị thiên sử chi nhiên dã. Nhữ đương cức khởi mộc dục". Tứ chi y thường, toại sử đồng hạ nhất thuyền ẩm thực yến lạc. Châu trung chi nhân giai dĩ vi gia hội, cổ kim sở vô dã. Đồng Tử cụ đạo kỳ sở dĩ. Tiên Dung ta thán, mệnh vi phu thê, vô phục cố từ!".

Tòng giả trì tấu Hùng Vương. Vương nộ viết: "Tiên Dung bất tích danh tiết, bất ái ngô tài, tuần du đạo lộ, hạ giá bần nhân, hà diện mục kiến ngã. Tự kim nhậm nhữ, bất đắc hồi quốc. Tiên Dung văn chi cụ, bất cảm quy, toại Dữ Đồng Tử khai thị tứ, lập phố xá, dữ dân mãi mại, tiện thành đại thị (kim Thám thị dã). Ngoại quốc thương nhân vãng lai phán mãi, kính sự Tiên Dung, Đồng Tử vi chúa. Hữu đại thương chí cáo Tiên Dung viết: "Quý nhân xuất hoàng kim nhất dật, kim niên dữ thương nhân xuất hải ngoại mãi quý vật, minh niên đắc tức thập dật". Tiên Dung hỉ vị Đồng Tử viết: "Ngã phu phụ thị thiên sở sử nhiên, y thực thị nhân sở vi. Kim đương thủ kim nhất dật dữ thương nhân đồng hành phán mại, phù du xuất hải ngoại. Hữu Quỳnh Vi sơn, sơn thượng hữu tiểu am. Thương nhân bạc thuyền cấp thủy, Đồng Tử đăng du kỳ am. Am hữu tiểu tăng danh Phật Quang, truyền pháp dữ Đồng Tử. Đồng Tử toại lưu thính pháp, phó kim dữ thương nhân mãi vật. Đãi thương hồi phục chí thử am tải đồng tử quy. Tăng nhân nãi tặng Đồng Tử nhất trượng nhất lạp, thả viết: "Linh thông dĩ tại thử hĩ". Đồng Tử hồi cụ dĩ Phật đạo cáo Tiên Dung. Tiên Dung giác ngộ, toại phế thị cứ thương nghiệp, tương dữ du phương, tầm sư học đạo. Hữu nhất nhật viển hành, nhật mộ vị cập đáo gia, tạm tức ư đồ, thực trượng phúc lạp dĩ tự tế. Dạ chí tam canh, hiện xuất thành quách, châu lâu bảo điện, đài các lang vũ, phủ khố miếu xã, kim ngân châu ngọc, sàng tịch duy mạc, kim đồng ngọc nữ, tướng sĩ thị vệ la liệt mãn tiền. Minh nhật kiến giả kinh dị các trì hương hoa ngọc thực chi vật tiến hiến xưng thần. Thủy hữu văn vũ bách quan phân quân túc vệ, biệt thành nhất quốc.

Hùng Vương văn chi, dĩ vi nữ tử tác loạn, phát binh cử chi. Quan quân tương chí, quần thần thỉnh mệnh dĩ ngự. Tiên Dung tiếu viết: "Phi ngã sở vi, nãi thiên sở sử. Sinh tử tại thiên, tử hà cảm cự phụ. Tín thuận kỳ chính, nhâm kỳ tru lục". Thời tân tập chi chúng kinh hội bôn tán, duy cựu chúng tại dữ Tiên Dung đồng xử. Cập quan quân chí trú dinh ư Tự Nhiên Châu, do cách đại hà, hội nhật mộ, vị cập tiến quân. Chí bán dạ, đại phong hốt khởi, dương sa bạt mộc, quan quân đại loạn. Tiên Dung, Đồng tử, quần thần bộ chúng, thành quách nhất thời bạt khứ thăng thiên. Kỳ địa hãm thành đại trạch. Minh nhật nhân dân vọng chi bất kiến, dĩ vi linh dị, toại lập từ đường, thời thời trí tế. Danh kỳ trạch viết Nhất Dạ Trạch, kỳ châu viết Tự Nhiên Châu, hoặc viết Mạn Trù Châu, kỳ Thị viết Hà Thị.

Hậu chí Tiền Lý Nam Đế triều, Lương quân lai xâm. Nam Đế mệnh Triệu Quang Phục vi tướng dĩ ngự chi. Quang Phục suất kỳ chúng tàng cư trạch trung. Kỳ trạch thâm khoát thư nhự, nan ư tiến chỉ. Quang Phục thừa độc mộc thuyền dĩ tiện vãng lai. Tặc bất tri kỳ sở tại. Đương dạ ám dĩ độc mộc thuyền đột xuất kích chi đoạt thủ lương thực, trì cử dĩ lão kỳ sư. Tam tứ niên gian, phong bất năng giao. Bá Thiên tán viết: "Cổ vị nhất dạ thăng thiên trạch tán hĩ". Hội Hầu Cảnh tác loạn, Lương chúa triệu Bá Tiên Bắc hoàm, ủy, Tỳ tướng Dương Sàn thống kỳ chúng. Quang Phục trai giới thiết đàn ư trạch trung, phần hương trí đảo. Hốt kiến thần nhân thừa long giáng vu trạch trung, vị Quang Phục viết: "Ngã tuy thăng thượng thiên, linh dị thượng tại. Nhữ năng thành đảo, cố lai cứu trợ, dĩ bình loạn tặc". Toại thoát long trảo dĩ thụ Quang Phục, viết: "Dĩ thử quải đâu mâu thượng, sở hướng thành công". Ngôn ngật, bất kiến. Quang Phục tòng kỳ ngôn, phấn thân đột kích, Lương quân đại bại, Quang Phục trảm kỳ tướng Dương Sàn vu trận tiền. Lương quân thoái tẩu. Quang Phục văn Lý Nam Đế dĩ tồ, toại tự lập vi Triệu Việt Vương, thành vu Vũ Ninh quận chi Trâu Sơn.

(Lĩnh Nam chích quái liệt truyện; Quyển chi nhất)

Dịch nghĩa

TRUYỆN NHẤT DẠ TRẠCH

Hùng Vương truyền đến đời vua thứ ba thì sinh được một gái tên là Mỵ nương Tiên Dung, mười tám tuổi, dáng người xinh đẹp, không muốn lấy chồng, chỉ ham dạo chơi, thích tuần du trong thiên hạ, vua yêu chiều nên cho nàng tùy ý. Mỗi năm vào khoảng tháng hai tháng ba, sắm sửa thuyền bè lênh đênh nơi hải ngoại, đôi lúc mải vui quên cả về.

Bấy giờ ở hương Chử Xá có Chử Vi Vân sinh ra Đồng Tử, hai cha con tính vốn từ, hiếu. Nhà gặp hỏa hoạn, của cải sạch sanh, chỉ còn lại một chiếc khố vải, cha con ra vào thay nhau mà mặc. Đến lúc cha già, lâm bệnh, bảo Đồng Tử rằng: "Cha chết thì cứ để truồng mà chôn, giữ khố lại cho con, may khỏi xấu hổ". Nhưng đến khi cha mất, Đồng Tử cứ lấy cái khố liệm, chôn, còn mình thì thân thể trần truồng, đói rét khổ sở. Đi đến bên sông cầm cần câu cá, mỗi khi thấy có thuyền buôn, thì xuống dưới nước đứng xin ăn.

Không ngờ thuyền Tiên Dung đột ngột tới. Nghe tiếng chiêng trống sáo kèn, thấy đầy những nghi trượng cờ quạt, Chử Đồng Tử kinh sợ, không biết chạy núp vào đâu. Trên bãi cát có một chòm lau lơ thơ ba bốn gốc, bèn vào ẩn tránh trong đó, moi cát thành hố để giấu thân, lại lấy cát phủ lên trên. Trong khoảnh khắc, thuyền của Tiên Dung xốc tới, bèn đậu ở đấy để lên bãi dạo chơi, rồi ra lệnh quây màn chung quanh chòm lau làm nơi tắm gội. Tiên Dung vào trong màn cởi áo tắm rửa, dội nước làm cho cát giạt đi, lộ ra thân hình Đồng Tử. Tiên Dung ngạc nhiên, nhìn một lúc lâu, biết đó là người con trai, Tiên Dung nói: "Ta vốn không muốn lấy chồng. Nay gặp người này ở trần truồng chung một hố, ấy là trời khiến như thế. Chàng nên mau dậy tắm rửa đi". Ban cho áo quần, rồi bảo xuống chung một thuyền, ăn uống tiệc tùng vui vẻ. Người trong thuyền ai nấy đều cho là cuộc gặp gỡ tốt đẹp xưa nay chưa hề có. Đồng Tử nói hết lý do vì sao mình đến đây. Tiên Dung bùi ngùi than thở, bảo chàng cùng kết duyên vợ chồng. Đồng Tử cố từ chối. Tiên Dung nói: "Sự việc gặp nhau xui ra như thế, đừng cố chối từ nữa!".

Những kẻ theo hầu vội về tâu với vua Hùng Vương. Vua giận nói: "Tiên Dung không tiếc danh tiết, không tiếc của cải của ta, rong chơi ngoài đường, hạ mình lấy người nghèo, còn mặt mũi nào thấy ta nữa. Từ nay mặc mày muốn làm gì thì làm, không được trở về nước". Tiên Dung nghe sợ, không dám về, bèn cùng Đồng Tử mở quán chợ, lập phố xá, liền thành cái chợ lớn (nay là chợ Thám). Thương nhân nước ngoài tới lui buôn bán, kính thờ Tiên Dung-Đồng Tử làm Chúa. Có một khách buôn lớn đến bảo Tiên Dung rằng: "Quý nhân hãy bỏ ra một dật vàng, năm nay cùng thương nhân ra nước ngoài mua vật quý, sang năm được lãi mười dật". Tiên Dung nghe mừng, bảo Đồng Tử rằng: "Vợ chồng ta là bởi trời mà nên, cái ăn cái mặc là do người làm lấy. Nên nay mang một dật vàng cùng thương nhân ra nước ngoài mua vật quý để sinh sống". Đồng Tử bèn cùng thương nhân đi mua bán, lênh đênh khắp nước ngoài. Có núiQuỳnh Vi, trên núi có am nhỏ. Thương nhân ghé thuyền vào múc nước, Đồng Tử lên am dạo chơi. Trong am có một tiểu tăng tên Phật Quang truyền phép cho Đồng Tử. Đồng Tử bèn lưu lạo đấy để học phép, đưa tiền cho thương nhân mua hàng. Đến lúc thương nhân quay trở lại, tới am để chở Đồng Tử về. Tiểu tăng tặng cho Đồng tử mộ cây gậy, một chiếc nón lá và bảo: "Các phép linh dị thần thông đã ở cả đây rồi". Đồng Tử về, đem đạo Phật nói hết với Tiên Dung. Tiên Dung giác ngộ, bèn bỏ cả quán chợ, nghề buôn để cùng Đồ tử du phương tìm thầy học đạo. Có một hôm đi xa, trời tối chưa kịp tới nhà, tạm nghỉ lại dọc đường, dựng gậy úp nón để tự che thân. Đêm đến canh ba, hiện ra đủ các thứ thành quách, lầu châu điện ngọc, đài các lang vũ, phủ khố miếu xã, vàng bạc châu ngọc, giường chiếu trướng màn, kim đồng ngọc nữ, tướng sĩ thị vệ la liệt trước mắt. Sáng hôm sau, ai trông thấy cũng đều ngạc nhiên, liền mang các thứ hương hoangọc thực tiến dâng, xin làm bề tôi. Từ đó có trăm quan văn võ, chia quân túc vệ, riêng thành một nước.

Hùng Vương nghe tin, cho là con gái làm loạn, bèn đem quân đi đánh. Khi quân Hùng Vương sắp tới nơi, quần thần xin được lệnh đem binh chống giữ. Tiên Dung cười nói: "Không phải do ta làm, chính là trời khiến vậy. Sống chết tại trời, con đâu dám chống lại cha. Cứ tin theo lẽ đúng, mặc cho chém giết". Bấy giờ, những dân mới tới đều sợ chạy tứ tán, chỉ có dân cũ ở lại cùng Tiên Dung. Khi quân Hùng Vương đến, đóng doanh trại ở châu Tự Nhiên, còn cách một con sông lớn, thì gặp trời tối, chưa kịp tiến quân. Đến nửa đêm, bỗng nổi gió to, nhổ cây tung cát, quân Hùng Vương hỗn loạn. Tiên Dung, Đồng Tử cùng quần thần, bộ hạ, thành quách phút chốc tách bay lên trời. Chỗ đất cũ sụt xuống thành cái chằm lớn. Ngày hôm sau nhân dân nhình không thấy nữa, cho là linh dị, liền lập miếu thờ, thường xuyên cúng tế. Đặt tên cái chằm ấy là "Nhất Dạ Trạch", cái bãi cát ấy là "Tự Nhiên Châu" hay "Mạn Trù Châu", cái chợ ấy là "Hà Thị".

Sau đến triều Tiền Lý Nam Đế, quân nhà Lương sang xâm lược, Nam Đế sai Triệu Quang Phục làm tướng để chống địch. Quang Phục dẫn quân vào nấp trong chằm. Chằm vừa sâu vừa rộng, lại lầy lội khó bề tiến thoái. Quang Phục cưỡi thuyền độc mộc, đột nhiên tiến đánh, cướp lấy lương thực, cầm cự lâu ngày làm cho quân Lương phải ở mãi nơi đất khách. Trong ba bốn năm liền, vũ khí không thể chạm nhau. Bá Tiên than rằng: "Xưa gọi là cái chằm trong một đêm bay lên trời, thật đúng như vậy". Gặp khi Hầu Cảnh làm loạn; vua Lương triệu Bá Tiên về Bắc, ủy cho Tỳ tướng Dương Sàn thống lĩnh quân ngũ. Quang Phục trai giới, lập đàn ở giữa chằm, đốt hương hết lòng cầu khẩn. Bỗng thấy thần nhân cưỡi rồng giáng xuống giữa chằm, bảo Quang Phục rằng: "Ta tuy lên trời mà linh dị vẫn còn đó. Ngươi biết thành tâm cầu khẩn, nên ta cứu giúp ngươi để bình giặc loạn". Liền tháo vuốt rồng đưa cho Quang Phục, bảo: "Đem vật này treo lên trên  mũ đâu mâu, hễ hướng về chỗ nào ắt thành công chỗ ấy". Nói xong, bèn không thấy đâu nữa. Quang Phục nghe theo lời thần, xong lên đánh bất ngờ, quân Lương thua to. Quang Phục chém tướng giặc Dương Sàn ngay trước trận. Quân Lương rút chạy. Quang Phục hay tin Lý Nam Đế đã mất, liền tự lập làm Triệu Việt Vương, xây thành ở Trâu Sơn thuộc quận Vũ Ninh.

(Lĩnh Nam chích quái liệt truyện: Quyển thứ I)

TUẤN NGHI