Cover Image
Đóng cuốn sách này Khuyết Danh
(KhuyetDanh20.htm)
đóng thư mục này Tác phẩm
Xem tài liệu Hà Ô Lôi Truyện
Xem tài liệu Hồng Bàng Thị Truyện
Xem tài liệu Nhất Dạ Trạch Truyện
Xem tài liệu Man Nương Truyện
Xem tài liệu Bạch Trĩ Truyện

MAN NƯƠNG TRUYỆN

Hán Hiến Đới thời, Thái thú Sĩ Nhiếp trúc thành vu Bình Giang nam biên (kim Thiên Đức giang). Thành chi nam hữu Phật tự danh Phúc Nghiêm. Hữu tăng tự tây lai hiệu Già La Bồ Lê trụ trì thử tự. Năng lập độc cước chi pháp; nam nữ lão thiếu tin một kinh sự hô tăng vi Tôn Sư. Nhân nhân giai lai cầu học Phật đạo.

Thời hữu nhất nữ danh Man Nương, phụ mẫu câu vong, gia trung bần khổ, diệc đốc cầu học đạo. Nhiên nột ư ngôn ngữ, bất năng dữ chúng tụng kinh, thường cư trù táo, đảo mễ thái tân, cung thân xuy thoãn dĩ cung dưỡng nhất tự chi tăng, cập tứ phương lai học giả. Ngũ nguyệt gian, dạ khắc đoản xúc. Man Nương cung trù dĩ thục, tăng đồ tụng kinh vị dĩ, vị hạ thực chúc. Man Nương tọa thị, giả mỵ ư môn vực gian, bất ý vọng cơ thục thụy. Đãi tăng đồ tụng bãi, các quy bản phòng, Man Nương độc đương môn ngọa. Tăng Già La bất ý Man Nương ngọa thử, túc nãi bộ quá Man Nương thân. Man Nương hân nhiên tâm động, phúc lý thụ thai. Tam tứ cá nguyệt gian, Man Nương hữu tâm sắc nhi quy, tăng Đồ Lê diệc hữu tu sắc tư khứ. Man Nương hành đáo tam kỳ lộ giang đầu tự cư chi. Man Nương mãn nguyệt sinh hoạch nhất nữ, tầm Đồ Lê tăng nhi hoàn kỳ nữ tử. Đương dạ tam canh thời, Đồ Lê tăng tương nữ tử tựu giang đầu tam kỳ lộ thụ hạ, phó dữ viết: "Ngã ký thử Phật tử dữ nhữ tàng chi, danh thành Phật đạo". Đồ Lê Man Nương tương từ nhi khứ. Đồ Lê dữ Man Nương nhất trượng viết: "Ngã dĩ thử tứ nhữ, nhữ hoàn kiến tuế thời đại hạn, đương dĩ trượng điệu địa xuất thủy dĩ cứu sinh dân", Man Nương kính thụ nhi hoàn, phục cư bản tự. Mỗi ngộ tuế hạn, Man Nương thường dĩ trượng điệu địa, tự nhiên thủy tuyền dũng xuất, dân đa lại chi.

Thời Man Nương bát thập dư tuế, thích thụ tồi đảo, lưu chí tự tiền giang tân, bàn tuyền bất khứ. Dân cạnh chước vi sài, kỳ phủ cân giai tận phá khuyết. Nãi nương suất lân lý tam bách dư nhân duệ chi diệc bất động. Hội Man Nương hạ tân tẩy thủ, hí nhi xanh chi, thụ tức chuyển di. Chúng giai kinh dị, nhân sử Man Nương duệ chi thượng ngạn. Tăng đồ dữ Man Nương ư ngạn thượng triệu mộc tượng khắc vi Phật tượng tứ tướng. Đãi chước thụ, trúng tam đoạn sở tàng nữ chi xứ, dĩ hóa nhất thạch thậm kiên, tượng chi phủ cân tận khuyết. Đầu chi uyên trung, thạch phóng xuất quang mang, khoảnh khắc dư trầm thủy, tượng nhân giai đảo tử. Hàm thỉnh Man Nương lai lễ bái, tá ngư nhân nhập thủy thủ chi, nghênh nhập Phập điện, thiếp chi dĩ kim nhi phụng sự chi. Đồ Lê tăng thủy trí Phật tướng danh Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Tứ phương đảo vũ vô bất ứng nghiệm. Hô Man Nương vi Phật Mẫu. Tứ nguyệt sơ bát nhật, tự nhiên nhi thiên sinh linh xác, tán phong vu tự trung. Nhân dân dĩ thử nhật thần vi Phật sinh nhật. Niên niên tứ phương nam nũ lão thiếu tập chúng du hí, tác vi ca vũ kỹ nhạc bách đoan dĩ thành thế tục, hô viết "Dục Phật hội", chí kim do tồn yên.

(Lĩnh Nam chích quái liệt truyện; Quyển chi nhị)

Dịch nghĩa

TRUYỆN MAN NƯƠNG

Vào thời Hán Hiến Đế, Thái thú Sĩ Nhiếp xây thành ở phía nam sông Bình Giang (nay là sông Thiên Đức). Phía nam thành có ngôi chùa thờ Phật tên là chùa Phúc Nghiêm. Có vị sư từ phương tây đến, hiệu là Già La Bồ Lê, trụ trì ngôi chùa này. Sư giỏi phép đứng một chân; gái trai già trẻ đều tin mến kính thờ, gọi sư là Tôn Sư. Ai nấy đều đến để học đạo Phật.

Bấy giờ có người con gái tên là Man Nương, cha mẹ đều mất cả, nhà nghèo khổ, cũng quyết lòng tìm đến học đạo. Nhưng vì nói năng khó khăn, không thể cùng bọn họ tụng kinh được, nên thường ở dưới bếp giã gạo, hái củi, thân hành nấu nướng để cung cấp cái ăn cho sư sải cả chùa cùng khách bốn phương tới học. Vào khoảng tháng năm, canh đêm ngắn chóng. Món ăn Man Nương làm dưới bếp đã chín, mà sư sãi tụng kinh vẫn chưa xong, chưa rỗi để ăn cháo. Man Nương ngồi trông, ngủ gật bên bậc cửa, rồi không ngờ quên đói đến ngủ say. Đến khi sư sãi tụng kinh xong, ai về phòng nấy, chỉ còn Man Nương một mình nằm ngay cửa. Sư Già La không ngờ Man Nương nằm ở đấy, nên đã bước chân qua người Man Nương. Man Nương khấp khởi động lòng, bụng bỗng thụ thai. Được khoảng ba bốn tháng, Man Nương xấu hổ bỏ về, sư Đồ Lê cũng thẹn muốn đi. Man Nương về tới ngôi chùa ở ngã ba sông thì ở lại đấy. Man Nương đến tháng, sinh được một đứa co gái, tìm sư Đồ Lê để trả. Đang đêm, vào lúc canh ba, sư Đồ Lê mang đứa con gái tới bên cây ở ngã ba sông, đặt con vào cây mà nói: "Ta gửi đứa con này của Phật cho ngươi giữ lấy, rồi sẽ danh thành Phật đạo". Đồ Lê, Man Nương từ giã nhau. Đồ Lê cho Man Nương một chiếc gậy và bảo: "Cho nàng vật này; nàng về nếu thấy thời tiết đại hạn, thì nên lấy gậy chọc vào đất, sẽ ra nước để cứu sinh dân". Man Nương vung kính nhận mang về, trở lại ở ngôi chùa cũ. Mỗi khi gặp năm hạn hán, Man Nương thường lấy gậy chọc vào đất, tự nhiên mạch nước cuồn cuộn chảy ra, nhân dân nhờ cậy rất nhiều.

Bấy giờ Man Nương đã ngoài tám mươi tuổi, cũng vừa lúc cái cây kia bị đổ, trôi ra bến sông trước chùa, quanh quẩn ở đấy không chịu đi. Dân tranh nhau chặt làm củi, nhưng rìu búa đều sứt mẻ hết, bèn rủ hơn ba trăm người trong xóm giềng đến kéo vẫn không chuyển. Gặp lúc Man Nương xuống bến rửa tay, lay động thử chơi, cây bỗng di chuyển. Mọi người đều kinh ngạc, nhân đó bảo Man Nương kéo lên bờ. Sư sãi cùng Man Nương gọi thợ mộc đến ngay bờ sông tạc bốn pho tượng Phật. Khi chặt cây, trúng đoạn thứ ba, nơi đặt đứa con gái đã hóa thành một tảng đá rất rắn, tì rìu búa của thợ đều mẻ hết. Đem vứt xuống vực sâu, tảng đá bỗng phát ra những tia sáng rực rỡ, một chốc lâu mới chìm. Cả bọn thợ đều ngã ra chết. Mời Man Nương đến khấn vái, rồi nhờ dân chài lặn xuống nước vớt lên, rước vào điện Phật, mạ vàng để phụng thờ. Sư Đồ Lê mới đặt tên cho bốn pho tượng Phật là Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Người bốn phương tới đây cầu mưa, không lúc nào là không ứng nghiệm. Gọi Man Nương là Phật Mẫu. Ngày mùng tám tháng tư, Man Nương tự nhiên mà hóa, xá lị gói chôn trong chùa. Nhân dân lấy đó làm ngày sinh của Phật. Hằng năm cứ tới ngày này gái trai già trẻ bốn phương đến tụ tập ở chùa để vui chơi, diễn đủ ca, múa, các trò và đàn địch mãi thành tục lệ, gọi là Hội tắm Phật, tới nay vẫn còn.

(Lĩnh Nam chích quái liệt truyện; Quyển thứ II)

TUẤN NGHI