Cover Image
Đóng cuốn sách này Khuyết Danh
(KhuyetDanh20.htm)
đóng thư mục này Tác phẩm
Xem tài liệu Hà Ô Lôi Truyện
Xem tài liệu Hồng Bàng Thị Truyện
Xem tài liệu Nhất Dạ Trạch Truyện
Xem tài liệu Man Nương Truyện
Xem tài liệu Bạch Trĩ Truyện

BẠCH TRĨ TRUYỆN

Chu Thành Vương thời, Hùng Vương mệnh kỳ thần xưng Việt Thường thị trì bạch trĩ dĩ hiến vu Chu. Ngôn lộ bất thông, Chu Công sử nhân trùng dịch nhi hậu thủy tri. Chu Công vấn viết: "Giao Chỉ chi nhân đoản phát văn thân, lộ đầu tiển túc, hà do nhược thử?". Việt Thường thị viết: "Giao Chỉ đoản phát dĩ tiện nhập sơn lâm. Văn thân vi Long Phủ chi hình, du vịnh ư thủy, giao xà bất cảm phạm. Tiển túc dĩ tiện duyên mộc. Đao canh hỏa chủng di tị viêm nhiệt. Thực tân lang dĩ trừ ô uế, cố thành hắc xỉ". Chu Công viết: "Hà vi nhi lai?" Sứ giả viết: "Thiên vô liệt phong dàm vũ, hải bất dương ba, kim tam niên hĩ, ý giả Trung Quốc hữu thánh nhân hồ? Cố lai!" Chu Công thán viết: "Chính lệnh bất thi, quân tử bất thần kỳ nhân; đức trạch bất gia, quân tử bất hưởng kỳ vật. Cập ký Hoàng Đế sở ngôn viết: Giao Chỉ phương ngoại, vô đắc xâm phạm". Thưởng dĩ trọng vật, giáo giới phóng hồi. Việt Thường thị vong kỳ quy lộ. Chu Công mệnh tứ biền xa ngũ thặng, giai vi chỉ nam chi chế. Sứ giả tải chi, do Phù Nam, Lâm Ấp hải tế, cơ niên nhi chí kỳ quốc. Cố chỉ nam xa thường vi tiên đạo.

Hậu Khổng Tử tác Xuân thu, dĩ Văn Lang quốc bất minh phong hóa, bất quan chính giáo, bất tham vu triều chính trí chi bất khảo yên.

(Lĩnh Nam chích quái liệt truyện; Quyển chi nhất)

Dịch nghĩa

TRUYỆN CHIM TRĨ TRẮNG

Vào thời Chu Thành Vương, vua Hùng Vương sai bề tôi xưng là họ Việt Thường đem chim trĩ trắng sang dâng biếu nhà Chu. Vì ngôn ngữ bất đồng, Chu Công phải sai người qua mấy lần dịch rồi mới biết. Chu Công hỏi: "Người đất Giao Chỉ cắt tóc ngắn, vẽ trên mình, đầu để trần, đi chân không là tại làm sao vậy?". Họ Việt Thường đáp: "Người Giao Chỉ cắt tóc ngắn để tiện vào rừng núi. Vẽ trên mình thành hình dưới Long Phủ, để khi bơi lội trong nước, giao xà không dám xúc phạm. Đi chân không cho tiện leo cây. Cày bằng dao, trồng bằng lửa, đầu để trần cho khỏi nóng bức. Ăn trầu cau để trừ ô uế, nên thành răng đen". Chu Công nói: "Thế đến đây để làm gì?". Sứ giả đáp: "Trời không mưa dầm gió giật, biển không nổi sống to đã ba năm nay, y chừng Trung Quốc có thánh nhân chăng, vì vây mà đến!".Chu Công than rằng: "Chính lệnh không tỏa tới, kẻ quân tử không được xem người ta như bề tôi mình; đức trạch không gia thêm, kẻ quân tử không được ăn lễ vật của người ta. Còn nhớ lời Hoàng Đế nói rằng: Giao Chỉ là một đất xa lạ, không được xâm phạm họ". Rồi đem vật quí trọng tặng thưởng, dặn dò, chỉ bảo và để cho về. Chu Công sai ban cho năm cỗ biển xa, đều có bộ phận "chỉ nam" làm chuẩn. Sứ giả đi xe ấy, theo miền biển Phù Nam, Lâm Ấp, tròn một năm thì về đến nước. Cho nên xe "chỉ nam" thường dùng để đi trước dẫn đường.

Về sau Khổng Tử viết sách Xuân thu, cho nước Văn Lang không được rõ về phong hóa, không liên quan tới chính giáo, không tham dự việc triều chính, nên gác lại mà không khảo cứu.

(Lĩnh Nam chích quái liệt truyện; Quyển thứ I)

TUẤN NGHI