Cover Image
Đóng cuốn sách này Hồ Nguyên Trừng
(HoNguyenTrung.htm)
Xem tài liệu Tiểu sử
Mở thư mục này và xem nội dung Tác phẩm

HỒ NGUYÊN TRỪNG

( ? )

Tiểu sử

Hồ Nguyên Trừng (sử cũ còn gọi là Lê Trừng), tự Mạnh Nguyên, biệt hiệu Nam Ông, người ở vùng Đại Lại, tỉnh Thanh Hóa, chưa rõ sinh và mất năm nào. Là con trưởng của Hồ Quý Ly  nhưng Trừng không kế cha làm vua, mà chỉ giữ các chức như Tư đồ,Tả Tướng quốc ...

Trong cuộc chiến tranh xâm lược nước ta, quân Minh đã bắt được Trừng (vào năm 1407) đưa về Kim Lăng, cùng với cha là Hồ Quý Ly, em là Hồ Hán Thương và cháu là Nhuế (con Hồ Hán Thương). Trong khi những người kia bị đối phương ghép vào tội phản nghịch, phải xử cực hình, thì Trừng và Nhuế lại được tha bổng vì "có tài" và bằng lòng đem "tài" ấy phục vụ cho triều Minh (Trừng chế được súng "thần cơ", một thứ vũ khí có sức công phá và sát thương rất lớn, hơn hẳn các loại súng đương thời). Năm 1411, khi vua Trùng Quang (Hậu Trần) sai Hồ Ngạn Thần và Bùi Nột Ngôn sang sứ Yên Kinh, vua Minh đã sai Trừng vờ lấy ân tinh cũ hỏi quốc vương mạnh yếu thế nào, tình hình trong nước ra sao ...  thực tế là moi tin tức để chuẩn bị cho cuộc phản công mới chống vua Hậu Trần. Đến đây, Trừng càng tỏ ra hững hờ với vận mệnh của dân tộc. Trong những năm sống ở Trung Quốc, Trừng từng được nhà Minh cho làm đến chức Á khanh như Chính nghị đại phu, Công bộ tả thị lang v.v ...

Tác phẩm: hiện còn một tập sách lấy tên là Nam Ông mộng lực, gồm 31 thiên (theo mục lục sách), nay chỉ còn lại 28 thiên (theo bản in trong bộ Hàm phân lâu bí kíp). Ở đầu sách có bài tựa của Hồ Huỳnh, một quan Thượng thư đồng triều với Hồ Nguyên Trừng, viết năm Chính Thống thứ năm (1440). Tiếp đến là bài tựa của chính Hồ Nguyên Trừng, viết năm Chính Thống thức ba (1438). Cuối sách có bài hậu tự của Tống Chương, người Việt Nam, làm quan triều Minh, viết năm Chính Thống thứ bảy (1442).

Theo lời tựa của tác giả, thì Nam Ông mộng lục được biên soạn, một là để "biểu dương các mẫu việc thiện của người xưa"; hai là để "cung cấp điều mới lạ cho bậc quân tử" (Nam Ông mộng lục tự). Nhưng xét kỹ nội dung tác phẩm, ta thấy tập sách trước hết nhằm nói tốt cho họ hàng nhà Hồ, sau nữa là lấy lòng vua quan nhà Minh, tuy rằng về khách quan, Nam Ông mộng lục cũng ghi chép được một vài sự thực có thể bổ sung cho văn học và sử học đời Lý - Trần.

Dưới đây, chúng tôi dịch và giới thiệu bài tựa của Hồ Nguyên Trừng, bài hậu tự của Tống Chương, cùng tất cả 28 thiên hiện con, theo bản chữ Hán chép ở bộ tùng thư Hàm phân lâu bí kíp; Thư viện Khoa học xã hội; ký hiệu P.521 (21).