Cover Image
Đóng cuốn sách này Khuyết Danh
(KhuyetDanh16.htm)
đóng thư mục này Tác phẩm
Xem tài liệu Hưng-Phúc Tự Bi

HƯNG-PHÚC TỰ BI

( Thanh-hóa phủ, Yên-duyên huơng, Hưng-phúc tự bi minh tính tự)

Phù kế thừa tiên chí, hiển dương hậu thế, Khổng môn vị chi hiếu; hỷ xả tỉnh tài, sáng lập phúc điền, ngã phật vị chi từ. Y! Hiếu dữ từ, kỳ duy ngô nhân chi bản tâm dư? Cố trí hiếu dĩ báo võng cực chi thâm ân, suy từ dĩ yêu vô cùng chi minh phúc. Tỷ thế thế tử tôn nhân sương lộ chi tư, huân cao chi cảm, nhất chiêm nhất lễ, khởi hiếu khởi kính, vĩnh vi dư khương chi cơ giả, kỳ duy viên giác chi phúc điền dư?

Việt hữu Thanh-hóa phủ, Yên-duyên hương, hưng phúc tự giả, thị tiên tổ Thượng tướng minh tự Lê Công An thất trung Quách thị sinh viết Đại toát Lê Bảo Tử, Đại toát Lê Bằng, dĩ Thiệu Long Giáp tí Lê Công Bằng chi sở sáng dã. Tự vị khắc cánh, tê chí dĩ một. Kỳ tử Đại toát đại liêu ban phục Lê Công Mạnh từ tường thiên chí, hiếu hữu túc thành. Mỗi niệm sinh thành chi đức, cố phục chi ân, tuy toái cốt phấn thân, hạt báo vạn nhất. Toại dữ kỳ huynh nguyên Đại toát ký ban Lê Nam Tử, ký ban Lê Quảng truy thụy viết Chính Giác Bà, Lê Khả Lỗi, kỵ chư tử tôn ư Khai Thái Giáp tý xuân thủ, tướng bỉ di chỉ, quy mô hiệp ải, tượng thiết vị hoàn, đường vũ vị bi, tương vị viết:

-Quyết phụ cơ, quyết tử phất khẳng đường, thẩn khẳng cấu.

Nãi đồng tâm hiệp lực, kế thành kỳ chí, khai thác cơ chỉ, quảng biều như pháp; tố tượng kim dung, điêu hoắc vạn trạng. Pháp đường chế kỳ tiền, tăng phòng liêu kỳ hậu. Bảo tọa kình dĩ thạch long, điêu khắc cực nhân gian chi xảo, Phật điện cái dĩ hoa ngõa, phi xí tủng vân ngoại chi quan. Xế lũy trinh thạch, đình liệt dị hoa; phong độ thanh tùng, phảng phất hồ thiên cung chi tấu hưởng; nguyệt si trúc thủy, diêu dương hồ Phật giới chi phóng quang. Cổ mộc phù sơ, uyển nhược bồ-đề chi thụ; chi viên thâm thúy, hạo nhiên bố địa chikim, trẫm quái diễn kỳ, biến thái bách xuất; phi bút thiệt sở năng cử tả.

Ô hô! Phi công hiếu từ chi nhất niệm, an năng trí vạn thế chi phúc điền hồ?

Thiệu Bảo gian, Hồ lỗ Nam hạ, lỗ hữu tướng Toa Đô, chỉnh quân hải đạo, gián vu Cổ-khê đạo do kỳ hương. Công suất hương nhân, ngự vu Cổ-bút độ, dữ lỗ giao chiến. Lỗ cơ bất phản. Cố vị hương hoạt hàng vu lỗ, nhân vi hương đạo, hợp kỳ lô xá vi sở phần đãng; sự toại bất quả. Cập lỗ thoái, Thượng hồi loan Kinh khuyết. Công dĩ kỳ sự văn, chiếu cúc chi, tắc dĩ kỳ hương vật vật bồi thường chi, dĩ vi trung cần chi khuyến, ế công chi lực dã. Kỳ niên đông tự ký tất công, bi ký lung thạch, công bất dĩ hồ thị vi toại, tẩu giới tụ trạng, thỉnh minh ư dư viết:

- Mỗ tiên quân tử túc chí vị toại, mỗ thiểm vi nhân tử, khủng tiên quân tử chi chí dữ hủ thảo nhất đán tư tận. Viên kế thành chi, dục tỷ mỗ dữ tiên quân tử chi chí nghiệp dữ Quắc sơn hải thủy lưu vân. Tù thốt tương vi vô cùng, hạnh phúc bút yên dĩ chí lai giả.

Dư hàm công ngôn, ký gia công chi chí, hựu gia thị phụ chi hữu thị tử, an đắc bất minh! Toại vi chi minh.

Minh viết:

Nam-quắc chi sơn,

Đông hải chi thủy.

Tả bàn hữu nỗ,

Đỉnh bình sất mỹ.

 

Thanh thục uyên đình,

Hữu nguyên hữu ủy,

Xà diên ủy đà,

Vi long vi hủy.

 

Duy bĩ Lê công

Chung thử khôi vĩ.

Vi quốc trung thần,

Vi gia lệnh tử.

 

Khái niệm tiên quân,

Tu sùng Thích thị.

Mậu mục di cấu,

Khắc kế tiên quỹ.

 

Khai Thái, Thiệu Long,

Giáp tí, Giáp tí.

Phụ cơ, tử đường,

Hiếu vô chung thủy.

 

Vi thiện vi báo,

Tứ loại chi chỉ.

Ô hô! Hưu tai!

 

Chính  đại phu kim ngư đại, thượng phẩm đô soạn.

Hàn lâm.

Khai Thái Giáp tí, quý đông nguyệt, cốc nhật.

Thị nội viên ngoại lang Lê thư.

Dịch nghĩa

VĂN BIA CHÙA HƯNG-PHÚC

(Bài minh kèm theo lời tựa bia chùa Hưng-phúc, hương An-duyên, phủ Thanh-hóa)

Noi theo chí người trước làm sáng tỏ ở đời sau, họ Khổng gọi là hiếu; vua bố thí của tiền, sáng lập ruộng phúc đạo Phật gọi là từ. Ôi, hiếu và từ, há chẳng phải là bản tâm của con người hay sao. Vậy nên dốc lòng hiếu để báo cái ơn vô cùng, rộng điều từ để cầu phúc cõi âm mờ mịt. Khiến cho đời đời con cháu nhớ ơn mưa móc, cảm sắc khói hương, mỗi lần chiêm ngưỡng lễ bái lại một lần dậy niềm hiếu kính, gây nền phúc lâu dài về sau. Đấy chẳng phải là ruộng phúc của sự viên giác ư?

Phủ Thanh-hóa, hương an-duyên có chùa Hưng-phúc, Tiên tổ Thượng tướng minh tự Lê Công An, vợ họ Quách, sinh được Đại toát Lê Bào Tử, Đại toát Lê Bằng. Năm Giáp tý niên hiệu Thiệu Long (1264) Lê Công Bằng dựng chùa. Công việc chưa xong ông ôm chí mà chết. Con là Đại toát đại liêu ban phục Lê Công Mạnh, hiền lành trời sinh, hiếu hữu sớm có, thường nhớ đến đức sinh thành, công nuôi dưỡng của cha mẹ, cho rằng dù có xương tan thân nát cũng không thể báo đền trong muôn một. Ông cùng với anh là nguyên Đại toát ký ban Lê Mạnh Tử, Ký ban Lê Quảng, truy thụy là Chính Giác Bà, Lê Khả  Lỗi và con cháu vào đầu xuân năm Giáp tý, niên hiệu Khai Thái (1324) xem xét nền cũ, thấy quy mô nhỏ hẹp, tượng Phật đắp chưa xong, nhà hiên làm chưa đủ, bèn bảo nhau rằng:

- Cha đã đắp nền, lẽ nào con không làm nhà!

Rồi đồng lòng hiệp sức làm toại chí cha ông. Khai thác nền móng, mở rộng quy mô, đắp tô tượng Phật, khắc chạm muôn hình. Điện Phật xây phía trước, nhà tăng bọc phía sau. Bệ thờ đỡ bằng rồng đá, chạm khắc cực tài khéo nhân gian; điện Phật lợp bằng ngói hoa, mái vươn cao suốt ngoài mây thẳm. Thềm xếp đá vân; sân bày hoa lạ. Gió thoảng ngọn tùng, phảng phất như cung trời vang tiếng sáo; trăng rây trúc biếc, lung linh như cõi Phật tỏa hào quang. Cổ thụ sum suê, giống hệt bồ-đề tươi tốt; vườn Kỳ thăm thẳm, tưởng như mặt đất trải vàng. Hiện lạ bày kỳ, trăm nghìn biến thái, bút lòi khôn tả cho cùng.

Ôi! Nếu không do một niềm hiếu tử của ông thì sao có được ruộng phúc để lại muôn đời vậy!

Khoảng năm Thiệu Bảo (1279-1285), giặc Hồ kéo xuống phương Nam. Hữu tướng giặc là Toa Đô tiến quân theo đường biển tắt qua Cổ-khê vào hương này. Ông đem người trong hương chặn giặc ở bến Cổ-bút. Hai bên đánh nhau, giặc cơ hồ không rút chạy được. Nhưng vì có kẻ gian hàng giặc chỉ đường nên nhà cửa của ông bị đốt phá; công việc không thành. Đến khi giặc lui, nhà vua trở lại kinh đô; ông vì công tích ấy nên được biết đến. Vua xuống chiếu tra xét, cho lấy sản vật trong hương bồi thường cho ông để khuyến khích người trung cần, nêu công sức của ông vậy.

Mùa đông năm ấy, chùa xây dựng xong; bia đá đã mài nhưng ông vẫn chưa toại nguyện, mới đem sự việc đến xin tôi làm bài minh. Ông nói:

- Cái chí của cha tôi xưa chưa đạt, tôi thẹn về đạo làm con. Sợ rằng chí hướng của người một ngày kia mục nát cùng cỏ cây nên tôi phải kế tục hoàn thành công việc, muốn cho chí hướng, công nghiệp của cha con tôi được cùng Quắc sơn chót vót, nước biển chảy tràn, sừng sững cho đến vô cùng. Mong được ông hạ bút, để cho người sau tưởng nhớ.

Tôi nhận lời. Đã khen chí hướng của ông, lại khen ông cha nào con nấy, lẽ nào không làm bài minh. Bèn làm cho ông bài minh, rằng:

Núi non Nam-quắc,

Nước biển Đông-hải.

Vây trái, đỡ phải,

Càng đẹp, cao, bằng.

 

Trong lặng, êm sâu,

Có nguồn, có gốc.

Quanh co uốn khúc,

Như rắn, như rồng.

 

Duy có Lê công,

Anh tài chung đúc.

Tôi trung ở nước,

Con hiếu trong nhà.

 

Cảm nhớ cha xưa,

Tôn sùng đạo Thích.

Mở mang dấu tích,

Kế tiếp nên công.

 

Khai Thái, Thiệu Long,

Giáp tí, Giáp tí.

Cha gây, con dựng

Đạo hiếu vô cùng.

 

Việc thiện đền báo,

Phúc lành được ban.

Than ôi, tốt, thay!

 

Chính đại phu Kim ngư đại, Thượng phẩm đô soạn.

Hàn lâm.

Ngày tốt, tháng Chạp mùa đông năm Giáp tí, niên hiệu Khai thái (1324).

Thị nội viên ngoại lang Lê viết.

PHAN ĐẠI DOẢN.