Cover Image
Đóng cuốn sách này Lý Công Uẩn
(LyCongUan.htm)
Xem tài liệu Tiểu sử
Mở thư mục này và xem nội dung Tác phẩm

LÝ CÔNG UẨN

(THÁI TỔ)

(974-1028)

Tiểu sử

Lý Công Uẩn là người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang. Sinh ngày 12 tháng Hai năm Giáp tuất, niên hiệu Thái Bình thứ năm nhà Đinh (tức ngày 8 tháng Ba năm 974) và mất ngày 3 tháng Ba năm Mậu thìn, niên hiệu Thuận Thiên thứ mười chín (tức ngày 31 tháng Ba năm 1028), thọ 55 tuổi.

Người ta không rõ lắm về gốc tích của ông, chỉ biết bà mẹ họ Phạm, và từ năm ba tuổi ông đã làm con nuôi Lý Khánh Văn. Ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều võ công, mặt khác cũng là người rất hâm mộ đạo Phật, đặc biệt ưu đãi tăng ni, chú trọng việc đúc tượng, xây chùa.

Dưới thời Tiền Lê, ông làm đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Khi Lê Ngọa Triều (1006-1009) chết, ông lên làm vua (1009), đổi niên hiệu là Thuận Thiên, và quyết định dời đô ra thành Đại La. Nhân sự kiện có ý nghĩa đó, ông để lại được cho đời sau một áng văn, đó là bài Thiên đô chiếu.

Ngoài ra, một số sách khác có nhắc đến bài thơ thất tuyệt Tức sự và quyển Hoàng triều ngọc diệp. Nhưng căn cứ vào tài liệu lịch sử, chúng tôi thấy Hoàng triều ngọc diệp là tác phẩm do quần thần biên soạn theo lệnh của Lý Thái Tổ, hiện đã mất, còn bài Tức sự chỉ là một bài thơ mượn của Trung Quốc, vì thế không đưa vào đây.