Cover Image
Đóng cuốn sách này Đỗ Khắc Chung
(DoKhacChung.htm)
Xem tài liệu Tiểu sử
Mở thư mục này và xem nội dung Tác phẩm

ĐỖ KHẮC CHUNG

(? - 1330)

Tiểu sử

Ông người huyện Giáp - sơn, phủ Tân - hưng, tự đặt tên là Cúc Ẩn.

Năm 1285 quân Nguyên ồ ạt tiến đánh nước ta, vua Trần Nhân Tông cần một người mưu trí và dũng cảm sang trại giặc lấy cớ mang thư giảng hòa nhưng thực chất để dò xét tình hình. Khắc Chung không sợ nguy hiểm, tình nguyện xin đi. Trong tiếp xúc ông rất nhanh trí, đối đáp cứng cỏi, khiến cho Ô Mã Nhi phải thán phục: "Người ấy đương lúc bị uy lực áp chế mà lời nói, sắc mặt vẫn tự nhiên, không hạ thấp chúa nó làm Chích, không tâng bốc ta làm Nghiêu. Nước họ có người giỏi chưa dễ đánh lấy được". Cuộc thăm viếng ngoại giao này của Khắc Chung không chỉ có tác dụng về mặt chính trị; những tin tức ông thu lượm được cũng đã góp phần vào kế hoạch công thủ của ta. Vì vậy sau khi chiến thắng, bình công, ông được ban họ vua và trao chức Đại hành khiển.

Trải qua ba triều vua Trần ( Nhân Tông. 1279 - 1293, Anh Tông, 1293 - 1314, Minh Tông 1314 - 1329) Đỗ Khắc Chung từ một chức quan nhỏ: Chi hậu cục thủ, thăng đến chức Thiếu bảo hành Thánh - từ cung tả vi sự gia, hàm Đông trung thư môn hạ bình chương sự và được Trần Minh Tông ban tên tự Văn Tiết. Dưới thời Minh Tông, ông được dự bàn nhiều  chủ trương quân sự chính trị quan trọng. Năm 1307 lại được giao nhiệm vụ đến tận Kinh đô Chiêm - thành cứu công chúa Huyền Trân khỏi giàn lửa thiêu. Ông từng có cách nhìn tiến bộ đối với một số sự kiện đương thời, thẳng thắn bác quan điểm của ngự sử đài cho rằng: "nhà vua chỉ nên chăm sửa đức chính, đắp đê là việc nhỏ ...". Ông mạnh dạn khuyên vua Minh Tông: "Phâm dân gặp nạn lụt, người làm vua phải cứu gấp, sửa đức chính không có gì to bằng việc ấy, đây phải chỉ có việc ngồi khoanh tay nghĩ ngợi". Tuy vậy sử sách dương thời đánh giá ông rất thấp, nhiều người trong tông thất nhà Trần rất ghét ông. Chắc chắn Khắc Chung cũng có những thiếu sót, nhưng sai lầm lớn nhất trong đời ông có lẽ là việc dính líu đến một vụ bè phái trong triều, gây nên cái chết  thảm khốc của Trần Quốc Chẩn. Về sau, khi chết, ông đã bị Thiệu Võ (người nhà của Quốc Chẩn) băm nát xác để trả thù.

Ông mất năm Canh Ngọ, niên hiệu Khai Hựu thứ hai (1330), được tặng phong chức Thiếu sư.

Tác phẩm: hiện còn hai bài thơ