Cover Image
Đóng cuốn sách này Nguyễn Biểu
(NguyenBieu.htm)
Xem tài liệu Tiểu sử
Mở thư mục này và xem nội dung Tác phẩm

NGUYỄN BIỂU

(?-1413)

Tiểu sử

Nguyễn Biểu người làng Bình Hồ, huyện Chi La, tỉnh Nghệ An, nay là xã Yên Hồ, tỉnh Nghệ Tĩnh, không rõ ông sinh năm nào, chỉ biết mất năm 1413.

Nguyễn Biểu đỗ Thái học sinh cuối đời Trần và làm Điện tiền Thị ngự sử. Năm 1413, niên hiệu Trùng Quang thứ năm, tướng Minh là Trương Phụ, đánh vào Nghệ An, vua Trùng Quang lui vào Hóa Châu, sai ông đến trại của phụ để điều đình. Để thử tinh thần ông, Phụ thết cỗ đầu người. Nguyễn Biểu không hề run sợ, đàng hòang ngồi ăn và nói: "Người Nam ta mà được ăn đầu người Bắc a" rồi làm một bài thơ về việc này. Sau đó, Phụ giữ ông lại. Ông giận mắng rằng: "Trong thì mưu kế đánh lấy nước người, ngoài thì phô trương là quân nhân nghĩa. Trước nói lập con cháu nhà Trần, nay lại chia đất làm quận, huyện; không những cướp bóc của cải, lại còn tàn sát lương dân, thật là quân ngược tặc". Phụ rất tức giận, sai trói ông vào chân cầu Lam để nước thủy triều dâng lên dìm chết ông. Nhân dân miền Nghệ Tĩnh lập miếu thờ, suy tôn ông là "Nghĩa Vương".

Tác phẩm còn:

-Bài họa thơ Trùng Quang tiễn ông đi sứ.

-Bài thơ "Ăn cỗ đầu người".

Tác phẩm được phụ chép trong tập thế phả họ Hoàng ở Nghệ Tĩnh.