Cover Image
Đóng cuốn sách này Trần Thì Kiến
(TranThiKien.htm)
Xem tài liệu Tiểu sử
Mở thư mục này và xem nội dung Tác phẩm

TRẦN THÌ KIẾN

(?)

Tiểu sử

Ông người làng Cự-xạ, huyện Đông-triều  phủ Tân-hưng, là một môn khách của Trần Quốc Tuấn. Nhờ Trần Quốc Tuấn tiến cử, dưới triều Trần Nhân Tông, (1279 - 1293) được bổ chức An phủ sứ phủ Thiên-trường kế đó đổi qua phủ Yên-ninh. Năm 1297,được bổ Đại-an phủ kinh sư, chuyên về tư pháp. Năm 1298, được thăng chức Hành khiển gián nghị, nhưng rồi vì tội ẩn nặc dân đinh nên bị cách. Về sau được phục hồi chức Tả tham tri chính sự, thăng đến Tả bộc xạ.

Theo sử  sách, ông là người sở trường về khoa đoán quẻ Kinh dịch. Trước khi quân dân ta tiến hành hai cuộc kháng chiến chống bọn xâm lược Nguyên Mông lần thứ hai (1284 - 1285) và thứ ba (1287 - 1288). Ông đã dự đoán  khá chính xác kết quả thắng lợi của chiến tranh. Nhờ vậy ông được vua khen và để ý  cất nhắc. Đặc biệt, ông còn nổi tiếng ở đức tính thanh liêm, thái độ công bằng và tài biện luận trong lúc xử kiện. Người đương thời có câu khen: "Khả dĩ chiết ngục" nghĩa là: trong cương vị một quan tòa có khả năng phân tích hết mọi lẽ rồi mới kết tội. Vua Trần Anh Tông (1276 - 1320) từng ban cho hốt ngà có khắc bài thơ khen ngợi. Tương truyền có lần ở phủ Thiên-trường, một người dân đem biếu ông một mâm cỗ. Ông hỏi lý do thì nói là nhân ngày giỗ có cỗ cúng đem dâng quan chứ không có ý gì. Sau đó ít ngày người đó đến công đường thỉnh cầu ông một việc. Trần Thì Kiến lập tức móc họng nôn ọe ngay trước mặt anh ta và bảo: của mày hôm nọ, ta giả cho đó. Người kia kinh sợ lui mất.

Tác phẩm: các bộ hợp tuyển thơ văn cổ không ghi được một tác phẩm  nào của Trần Thì Kiến. Chỉ vào khoảng bốn mươi năm lại đây, một nhà nghiên cứu mới công bố một bài thơ nói là của ông tặng sư Phổ Minh chùa An-lãng. Chúng tôi xin trích lại, để bạn đọc tham khảo.