Cover Image
Đóng cuốn sách này Trần Thuyên
(TranThuyen.htm)
Xem tài liệu Tiểu sử
Mở thư mục này và xem nội dung Tác phẩm

TRẦN THUYÊN

ANH TÔNG

(1276-1320)

Tiểu sử

Ông là con trưởng Trần Nhân Tông, sinh ngày 17 tháng Chín năm Bính tí (25X-1276), mất ngày 16 tháng Ba năm Canh thân (24-IV-1320). Lên ngôi vào năm Quý tị (1293), lúc đất nước đã trải qua ba cuộc kháng chiến  chống quân Nguyên, đang bước vào thời kỳ củng cố và xây dựng. Trần Anh Tông chẳng những lo giữ gìn bờ cõi, sửa sang chính trị mà còn tỏ ra là một người nối nghiệp có bản lĩnh, có cá tính, có đức tốt.

Về đối ngoại, Anh Tông tuân thủ nguyên tắc bang giao của cha ông, dù bị nhà Nguyên đe dọa quyết liệt vẫn từ chối sang hầu, giữ vững tư thế độc lập, tự chủ của quốc gia; mặt khác, ông đối xử chu đáo, mềm dẽo với các sứ giả, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc bang giao của nước nhà.

Về đối nội, Anh Tông tự tìm hiểu đời sống dân chúng, kết hợp với việc học hỏi sử sách trong ngoài nước, học hỏi các bề tôi lão thành để định ra những kế sách trị nước có hiệu quả. Ông mở mang việc học, thận trọng khi quyết định hình phạt, cẩn thận và mạnh dạn trong việc dùng người. Ông không cất nhắc người thân cận hoặc chỉ có đức mà không có tài, còn người có tài thì trẻ tuổi, thiếu kinh nghiệm, hoặc có thiếu sót, ông cúng không ngần ngại giao cho công việc thích đáng. Do vậy, dưới triều Anh Tông, nhiều nhân vật trẻ tuổi nổi tiếng như Nguyễn Trung Ngạn, Mạc Đĩnh Chi, Đoàn Nhữ Hải, Trương Hán Siêu...đã xuất khiến cho chính trị và văn học nước nhà ngày một thịnh.

Thơ Anh Tông giản dị, trong sáng, giàu tình cảm và trau chuốt. Niềm hào hứng của người chiến thắng, mang lại yên vui cho dân cũng như niềm tự tin, sự tỉnh táo của một nhà lãnh đạo tối cao phản ánh trong thơ ông. Đặc biệt, Anh Tông đã mở đầu cho dòng thơ vịnh sử của nước nhà. Trong số thơ này, thái độ khen chê những nhân vật lịch sử thể hiện sự tiếp thu có phê phán với quá khứ, đồng thời bày tỏ những quan điểm trị nước và cũng là nhân sinh quan của tác giả. Sau ông, thơ vịnh sử đời Trần có nhiều bài xuất sắc.