Gò Cây Thị

GÒ CÂY THỊ

THỊ TRẤN ỐC EO - HUYỆN THOẠI SƠN

Di tích nhìn từ xa

Di tích nhìn từ xa

Di tích gò Cây Thị nằm trên một gò cao, thuộc quần thể di tích Óc Eo, thị trấn Óc eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Từ Long Xuyên, du khách theo tuyến đường Long Xuyên - Thoại Sơn đến thị trấn Óc Eo, từ đây đi khoảng 1km rẽ trái đến chùa Linh Sơn, phía tar1i cặp hông hàng rào chùa, có một con đường nhỏ đi lên núi khoảng 100m đến di tích Nam Linh Sơn tự, du khách đi tiếp khoảng 1km đến hồ Sen, rẽ trái theo bờ kinh hướng cánh đồng Óc Eo khoảng 1,5km, rẽ phải 200m là đến khu vực di tích. Nhằm phát triển du lịch, phục vụ khách tham quan, nghiên cứu, chính quyền địa phương đã đầu tư xây dựng, ở rộng đường xe đến tận di tích, nên mọi phương tiện giao thông đường bộ, đều đến di tích thuận lợi.

Gò cây Thị được nhà khảo cổ Pháp Louis Malleret (trường Viễn Đông bác Cổ), phát hiện năm 1942 và khai quật năm 1944, trong cuộc khai quật Óc Eo- Ba Thê, ông đã ghi nhận dấu vết di tích trên bản đồ tổng thể với tên gọi Toul Kăm Nắp (Hầm Vàng). Năm 1984 Viện Khoa Học Xã hội TP.HCM kết hợp bảo tàng An Giang, đào thám sát và tiến hành khai quật lộ thiên nền kiến trúc cổ này vào năm 1999.

Di chỉ kiến trúc gò Cây Thị A à B, có mặt bằng rộng trên 300m2 , cao khoảng 1,5 m so với mặt ruộng. hiển nhiên 2 kiến trúc này, có những quan hệ với nhau về mặt chức năng và niên đại, cả hai di tích đều được xây trên 1 tầng văn hóa cư trú chứa nhiều gốm sớm óc Eo và cọc nhà sàn.

Vet tich con lai cua cac duong tuong mong gach

Vết tích còn lại của các đường tường móng gạch

1. Di tích gò Cây Thị A: Qua khai quật toàn bộ kiến trúc xuất lộ với một bình đồ rộng 22m theo hướng Bắc Nam (bắc lệch đông 200). Di tích quay mặt về hướng đông, gồm 36 đường tường móng gạch, với nhiều cấu trúc bên trong: Tiền điện, chính điện, các ô ngăn lớn nhỏ.

đồ kiến trúc có dạng gần vuông, được chia thành hai phần hình chữ nhật: Phần chính điện ở phái tây dài 22m (bắc -nam), rộng 16,04m (đông -tây) và phần tiền điện ở phía đông dài 16,80m (bắc-nam), tiền điện xây cách chính điện 1,10m và được nối với chính điện bởi một sàn rộng 1,10m, dài 10,62m. Như vậy, kiến trúc này có tổng thể diện tích là 488,88m2 được cấu tạo như sau: Toàn bộ cấu trúc di tích là khối kiến trúc đồ sộ, được xây dựng trên một lớp đá khối rất lớn (đường kính từ 40cm 50cm), đặt trên lớp đất sét nền, bên trên là những tảng đá nhỏ hơn, lẫn với gạch xây gồm 11 lớp trên nền đá và trên toàn bộ mặt bằng kiến trúc. Phần nền này, gồm những bước tường gạch bao quanh những ô ngăn (cách khảong 1m đến 1,2m), tấn đầy hỗn hợp gạch vỡ và xây thêm một lớp dầy khoảng 0,6, tạo thành lớp trên, ở giữa phần nền chính điện có bốn ngăn lớn hình chữ nhật (dài 4m x rộng 2,8m), được tấn trên nền đá bên dưới cho đến mặt bằng bên trên, bằng nhiều lớp xà bần và gạch xây kế tiếp.

2. Gò cây thị B: nằm trong quần thể di tích Óc Eo- Ba Thê, ở vị trí 100 13,39, kinh đông, là một gò đất thấp hình bầu dục, cao ở phía đông - đông nam, dốc ở phía tây-tây bắc, diện tích rộng trên 300m2, cao khoảng 1,50m so với mặt ruộng chung quanh, cách gò Giồng Cát khoảng 500m về phía nam và cách gò Cây Thị A 22m về phía bắc. năm 1999, nền kiến trúc gò Cây Thị B được khai quật làm xuất lộ một tường móng kiến trúc dài 16,70m theo hướng động tây, rộng 11,62m theo hướng bắc nam. Mặt nền được phủ lớp đất dày trung bình từ 10cm 30cm (phần bề mặt và chân gò bị phá hủy và bị xáo trộn).

Trên bình đồ, qua khai quật đã xác định đây là loại hình kiến trúc xây bằng gạch - đá, cấu tạo gồm 2 vòng tường xây bọc quanh một mặt nền hình chữ nhật đắp bằng đất cát. Trong đó, vòng tường bên trong có dạng hình chữ nhật khép kín, vòng tường ngoài dạng hình chữ nhật có cạnh bẻ góc, cân xứng giữa hai phần bắc và nam. Bên trong kiến trúc là một mặt nền bằng phẳng, được nận chặt bằng gạch bọc quanh các phía bắc, nam và tây. Di tích gò Cây Thị B là một kiến trúc mộ hỏa táng, mang tính chất thờ phụng của cư dân Óc Eo được xây bằng gạch và đá.

Nhìn chung, ngoài các phần kết cấu nền kiến trúc cổ gò Cây Thị được cư dân lúc bấy giờ xây dựng, ngoài việc mô tả đường vòng tường bên trong và bên ngoài của di tích, các nhà khảo cổ còn miêu tả chi tiết các phần cấu trúc trung tâm, hành lang bên ngoài...và đưa ra nhận xét ban đầu: cả hai nền gò Cây Thị A và B, đều được xây trên nền tảng văn hóa cư trú có chứa nhiều gốm sớm Óc Eo và cọc nhà sàn, niên đại cách nay khoảng 2000 năm.

Di tích gò Cây Thị, thuộc loại kiến trúc cung đình mang tính tôn giáo (trước đây một số tượng phật bằng đồng đã được tìm thấy ở gò này). Ngày nay, gò Cây Thị là kiến trúc quan trọng nhất còn lại trên cánh đồng Óc Eo. Di tích này chắc chắn sẽ đem lại nhiều yếu tố mới, giúp làm sáng tỏ thêm hình thái và tính chất của những loại hình kiến trúc độc đáo, tại khu đô thị nổi tiếng này.

Với giá trị lịch sử, văn hóa mang ý nghĩa khoa học rất cao, gò Cây Thị được Bộ VHTT ra quyết định số 39/2002/QĐ. BVHTT ngày 30.12.2002, xếp hạng gò Cây Thị là di tích khảo cổ cấp quốc gia.

Để giữ gìn bảo quản nguyên trạng di chỉ kiến trúc được lâu dài, phát huy tốt tác dụng di sản văn hóa quý báu này, UBND tỉnh An Giang đã cho xây dựng mái che kiên cố bao phủ cả mặt bằng phần nền. Ngoài ra, theo kế hoạch đề án tỉnh sẽ mở rộng 50ha, tổ chức nhiều loại hình sinh hoạt văn hóa du lịch phù hợp với nội dung di tích khảo cổ, phục vụ rộng rãi khách trong và ngoài nước đến tham quan tìm hiểu nghiên cứu khoa học.