Căn cứ Ô Tà Sóc

CĂN CỨ Ô TÀ SÓC

XÃ LƯƠNG TRI - HUYỆN TRI TÔN

Bia tưởng niệm

Di tích căn cứ Tỉnh ủy Ô Tà Sóc, thuộc xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

Ô Tà Sóc, theo tên gọi Khmer có nghĩa là suối ông Sóc, là tên con suối nước ngọt bắt nguồn từ đỉnh ngọn núi Dài (Ngọa Long Sơn cao 554m), mang dòng nước chảy ngoằn ngoèo theo triền núi, tạo thành nhiều rãnh nước nhỏ chảy qua các hốc đá xuống tận chân núi, tưới mát cây trái ruộng vườn. Ô Tà Sóc có vị trí địa lý chiến lược đặc biệt quan trọng, nằm ở điểm cao chạy dọc sườn núi Dài, xung quanh là rừng cây um tùm che chắn, nhiều hang động, dốc đá, cheo leo gập ghềnh nguy hiểm. Địa hình tự nhiên hiểm trở, thuận lợi để xây dựng căn cứ đảm bảo cho các tổ chức cách mạng dừng dân chiến đấu, chống đế quốc Mỹ và tay sai với số quân đông đảo và vũ khí hiện đại so với lực lượng của ta lúc bấy giờ. Do vậy, Tỉnh ủy An Giang đã chọn nơi đây làm căn cứ, chỉ đạo đường lối kháng chiến và phong trào cách mạng tỉnh nhà; từ đó, các địa phương trong tỉnh đã tích cực xây dựng lực lượng và phong trào quần chúng nổi dậy phá kìm, diệt ác, chống thu gom dân, phá ấp chiến lược, phát động đấu tranh chính trị và vũ trang chống càn.

Bản đồ di tích

Từ khi Tỉnh ủy xây dựng căn cứ địa Ô Tà Sóc – núi Dài, nơi đây hình thành những cơ quan - đơn vị: Văn phòng Tỉnh ủy, chốt tiền tiêu bảo vệ, đội Hỏa tốc, hang An ninh, Tuyên huấn, Quân y, hậu cần, Công binh xưởng, hang Tỉnh đội, Huyện ủy…thể hiện tính chiến đấu hào hùng. Cũng từ đây đã tạo nên một di tích lịch sử Cách mạng Ô Tà Sóc ngày nay, một địa danh có giá trị lịch sử mang tầm vóc quốc gia trên bản đồ di tích lịch sử cách mạng của An Giang và của cả dân tộc, mà trong thời chiến tranh tên gọi này được gọi trại đi là “Ô Tàn Khốc” nói lên sự gay go khốc liệt của chiến tranh.

Căn cứ Tỉnh ủy ở Ô Tà Sóc đã được Bộ Văn hóa ra quyết định số 52/201/QĐ.BVHTT ngày 28 tháng 12.2001 xếp hạng là di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia.

Lối đi trong điện trời gầm

Điện trời gầm