Đình Thần Vĩnh Ngươn

ĐÌNH THẦN VĨNH NGƯƠN

XÃ VĨNH NGƯƠN - THỊ XÃ CHÂU ĐỐC

 

Toàn cảnh Đình Vĩnh Ngươn

Đầu vàm kinh Vĩnh Tế, du khách nhìn bên phải gặp trụ sở Vĩnh Ngươn, kề bên là ngôi đình khang trang mà cửa hông nhìn ra sông Hậu. Ngôi đình ấy thờ Nguyễn Hữu Lễ.

Theo truyền thuyết xa xưa. Bắt nguồn từ sử liệu năm 1774, khi Trịnh Sâm tiến đánh Phú Xuân, chúa Nguyễn Phước Thuần chạy vào Quãng Nam lập cháu là Nguyễn Phúc Dương làm đông cung, và chia quân hai mặt chống cự. Ít lâu sau, đạo thủy bộ Tây Sơn tấn công nên chúa Nguyễn bỏ chạy. Định vương cùng cháu Nguyễn Ánh xuôi thuyền vào Nam hầu chiêu mộ tân binh. Năm 1776, quân Tây Sơn tấn công vào Sài Gòn. Định Vương chạy xuống Rạch Chanhđựơc Nguyễn Ánh phò tá xua quân Đông Son tiếp viện. Người rước Định Vương chạy về Long Xuyên (Cà Mau xưa). Ráo riết truy tầm, quân tây Sơn bắt được Định Vương đem giết. Cháu là công tôn Nguyễn Phúc Ánh cũng là Nguyễn Ánh may mắm thoát thân vội dắt đoàn tuỳ tùng chạy đến biên giới, dự định qua đảo Thổ Châu, cầu viện quân Xiêm. Được tin, tướng Tây Sơn ráo riết đuổi mã theo. Vừa giáp biên địa gặp khu vực hoang vu, mọc đầy tre rừng. Đất trũng thấp, mương rạch chằng chịt do dấu chân voi di chuyển lâu ngày tạo thành kinh lạn. Trên gò nổi, dân địa phương ở thành xóm nhỏ, nhiều nhà tranh vách lá, cột tre tạo dựng đơn sơ. Để bảo vệ an ninh, họ đề cử một người biết chữ nho, biết võ làam Thôn trưởng. Ông tên Nguyễn Hữu Lễ, cùng một số tráng đinh gìn giữ xóm làng.

Cổng đình Vĩnh Ngươn

Muốn thông thương vào nội thành, Thôn trưởng Nguyễn Hữu Lễ có sáng kiến chế tạo cầu quay, khỏi lội qua mương lạch. Phần giữa cầu đóng bộ trụ cột to, bốn gốc có 4 cây chỏi túm sát đầu kiềng cứng cây trụ. Then cầu đặt tấm ván danh mộc dài, giữa đục cái lỗ hổng trồng lên đầu cây trụ như cái ngỗng cối xay. Hai người túc trực sẵn hai đầu, muốn qua mương phải xoay tấm ván nằm xuôi cho đầu ván cầu đặt lên bờ để giữ thăng bằng. Xuồng ghe muốn vào mương phải đợi nước lớn kéo tấm ván chừa lối trống. Để thuận tiện cho nhiều người đi cùng một lúc, hai bên tấm ván cầu, ông thôn trưởng đóng thêm ván be ra lớn thêm độ năm bảy tấc. Nói chi người đi bộ ngựa chạy qua cũng lọt. Mỗi đầu cầu, buộc sợi dây đỏi, cho hai người chung sức kéolúc gặp tình trạng khẩn trương.

Tương truyền khi Nguyễn Vương thua chạy về phía biên giới, ông sai nười liên lạc với thôn trưởng nên qua cầu dễ dàng. Họ Nguyễn chạy băng vào đồng sâu mất dạng. để chặn quân Tây Sơn sắp đuổi tới, Thôn trưởng sai tráng đinh rút ván chừa cầu trục chơi vơi giữa mương, kịp đến nơi, quân Tây Sơn thấy chiếc cầu bị phá, liền đốn tre kết bè vượt qua mương. Dân quân bỏ chạy tứ tán. Thôn trưởng Nguyễn Hữu Lễ bị giết. Khi khôi phục cơ đồ, thống nhất đất nứơc, các vị vua kế tiếp Gia Long nhớ ơn công hy sinh ấy, ban tặng tấm liễn “nghĩa khí trung hưng” truy cấp cho sở đất thu hoa màu, xây dựng đình thờ, để hội quý tế tổ chức lễ cúng vía, có bài thơ: “Đình Vĩnh Ngươn”

Đầu vàm Vĩnh Tế dựng ngôi đình

Vì chúa bôn đào phải xả thân

Nguyễn Ánh qua cầu tìm cứu viện

Tây Sơn chậnngõ dốc truy tầm

Đầu rơi lăn lốc danh thôn trưởng

Máu đỏ chan hoà xác nghĩa dân,

Sau được tặng phong thờ sở tại

Hằng năm giỗ quảy nhớ tri ân.

Ngôi đình làm cơ sở hoạt động các mạng:

Bia di tích

Theo tư liệu của Ban quản lí đình, thuở ban sơ không biết xây dựng năm nào, chỉ biết vị trí nằm phía sau trường tiểu học cũ. Vật liệu xây dựng bằng tre lá đơn sơ, lại nằm trên vùng đất hằng năm bị lũ lụt nên dễ bị hư hoại. Đến năm 1929, ông Đốc phủ Trương Tấn Vị cùng Ban qúi tế họp sức dời ngôi đình về địa điểm hiện nay, mái đình lợp ngói, tường gạch xây hồ vôi ô dứơc, phần chính diện dựng cột tròn căm xe. Ngoài chính diện còn võ qui, võ ca, nhà khói, sân cổng vào. Tất cả thể hiện kiến trúc và nghệ thuật cổ, di sản văn hoá vật thể của dân tộc. Mùa thu năm 1945, phong trào thanh niên tiền phong do ông Lê Văn Hanh phụ trách, đặt văn phòng làmviệc tại đình. Để ngăn ngừa bọn phản động., thanh niên tiền phong canh gác đầu vàm kinh Vĩnh Tế ngăn ngừa tàu Pháp. Đình là cơ sở thành lập Ủy ban kháng chiến chống Pháp.

Năm1954, du kích địa phương phối hợp với bộ đội huyện, tỉnh trong phương án đánh đồn …nhưng kế hoạch bị tiết lộ. Năm 1967, các mạng đưa người ra ứng cử Hội đồng tỉnh Châu Đốc để có điều kiện hoạt động hữu hiệu

Tôn tạo ngôi đình:

Năm 1967, có người xuất tiền của xây bàn thờ Hội đồng, lót gạch bông trước các bàn thờ cho sạch nơi lễ bái.

Sau cách mạng thành công, năm 1986 có người mua vật liệu nâng nền đình lên cao tránh ẩm ướt.

Tháng 9/1992 đến tháng 4/2001, Ban quý tế đề cử ông Lê Hoàng Mai làm Trưởng ban. Ông vận động nhân dân tu bổ trong và ngoài đình đến 11 lần. Hiện nay, đình Vĩnh Ngươn được Nhà nước công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật.