Lăng Thoại Ngọc Hầu

LĂNG THOẠI NGỌC HẦU

PHƯỜNG NÚI SAM - THỊ XÃ CHÂU ĐỐC

 

Toàn cảnh khu di tích

Toàn cảnh khu di tích

Lăng Thoại Ngọc Hầu là một công trình kiến trúc nghệ thuật đẹp cổ kính ở núi Sam. Toàn khu sơn lăng là một khối kiến trúc hài hòa, duyên dáng. Khu chính giữa là lăng mộ và đền thờ, hai bên là hai dãy mộ vô danh nằm dưới những hàng cây to cao tỏa bóng mát và phượng vĩ trổ đầy hoa rực đỏ dưới nắng khi vào hè.

Thoại Ngọc Hầu tên thật là Nguyễn Văn Thoại (1761-1829)– năm Tân Tỵ, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 22, nhằm đời Thế Tông Hiếu Vũ Hoàng Đế tức Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát năm thứ 23, tại làng An Hải, tổng An lưu hạ, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, Dinh Quảng Nam nay thuộc phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, tp Đà nẵng.

Ông là người tài giỏi lập được nhiều công lớn và được triều đình phong nhiều chức tước, trong đó có tước Thoại Ngọc Hầu, từ đó nhân dân thường gọi ông là Thoại Ngọc Hầu.       

Cổng vào làng

Cổng vào lăng

Lăng mộ trong di tích

Lăng mộ trong di tích

Thoại Ngọc Hầu là con của ông Nguyễn Văn Lượng và bà Nguyễn Thị Tuyết, ông là anh cả trong gia đình với hai người em. Ông tham gia quân đội triều Nguyễn năm 1977 tại Long Hồ. Năm 1784, ông được phong Khâm sai Cai cơ. Năm 1802, được phong Chưởng cơ Quản suất Biền binh Lưu thủ Bắc Thành. Năm 1803, làm trấn thủ Lạng Sơn. Năm 1808, làm trấn thủ Định Tường, Năm 1817, làm Trấn thủ Vĩnh Thanh. Trong năm này ông cho đào kinh Tam Thê nối rạch Đông Xuyên (sông Long Xuyên hiện nay) đến Rạch Giá vào tháng 11/1818, chiều dài 12.410 tầm (khoảng trên 30m). Từ 1819 đến 1824, ông chỉ huy đào hoàn thành con kinh Vĩnh Tế dài gần 100km, rộng 36, 525 m, sâu 2,922m nối liền từ Châu Đốc đến địa phận Hà Tiên. Kinh Vĩnh Tế là một công trình lớn nhất và quan trọng nhất thời bấy giờ, nó còn có tác dụng tích cực nhiều mặt mà đến hôm nay người dân An Giang vẫn còn trân trọng và khâm phục.

Khu lăng mộ do chính ông đứng ra chỉ huy là sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật và thiên nhiên, phản ánh đậm nét nghệ thuật triều đại nhà Nguyễn.

Lăng Thoại Ngọc Hầu là một di tích có ý nghĩa lịch sử và kiến trúc nghệ thuật của An Giang.